Cận cảnh một buổi làm việc của tổ săn bắt chó thả rông ở Hà Nội
Hoạt động 2 lần/tuần, nhận tin báo qua zalo, được nhân dân ủng hộ, Tổ săn bắt chó thả rông phường Kim Giang (Thanh Xuân, Hà Nội) đã triển khai hiệu quả được 3 năm nay...

Theo quy định, khi đưa chó ra nơi công cộng phải đảm bảo an toàn cho người xung quanh bằng cách đeo rọ mõm, xích chó và có người dắt; chấp hành nghiêm việc tiêm vaccine phòng bệnh dại... (Ảnh: ANTĐ).

Tổ săn bắt chó thả rông của phường Kim Giang (quận Thanh Xuân, Hà Nội) là một trong những tổ săn bắt chó thả rông đầu tiên được thành lập tại Hà Nội (Ảnh: ANTĐ).

Tổ Săn bắt chó thả rông tuần tra trên địa bàn. Tổ cũng tiếp nhận thông tin có chó thả rông qua nhóm zalo để xử lý (Ảnh: ANTĐ).

Các thành viên đội cho biết, người vi phạm thường thả chó vào sáng sớm hoặc tối muộn, ngoài giờ hành chính (Ảnh: ANTĐ).

Anh La Xuân Định - thành viên được giao nhiệm vụ trực tiếp bắt chó thả rông cho biết, việc bắt chó thả rông tại khu vực đông dân cư rất khó khăn vì phải đảm bảo an toàn cho bản thân và người xung quanh (Ảnh: ANTĐ).

Theo quy định, khi đưa chó ra nơi công cộng phải đảm bảo an toàn cho người xung quanh bằng cách đeo rọ mõm, xích chó và có người dắt; chấp hành nghiêm việc tiêm vaccine phòng bệnh dại...(Ảnh: ANTĐ).

Chó vi phạm sẽ được đưa về phường nuôi nhốt và cho ăn, sau đó phát loa thông báo tìm chủ nuôi. Thường có hai lỗi bị xử phạt là không tiêm chủng và thả chó ra đường, mỗi lỗi này bị phạt 1.500.000 đồng (Ảnh: ANTĐ).

Tổng số đàn chó, mèo của Hà Nội hiện khoảng 460.000 con, đứng thứ hai cả nước, sau Nghệ An (Ảnh: ANTĐ).

Việc bắt chó thả rông đòi hỏi sức khỏe, sự khéo léo (Ảnh: ANTĐ).

Nhiều chủ chó không hợp tác với lực lượng chức năng, tuy nhiên sau khi nghe giải thích, chủ chó đã nhận thức được việc thả chó gây nguy hại và ảnh hưởng đến môi trường và cộng đồng (Ảnh: ANTĐ).

Hiện nay, Hà Nội đã xây dựng được 4/12 quận an toàn bệnh dại, gồm Thanh Xuân, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Tây Hồ (Ảnh: ANTĐ).

Một chủ chó nhìn chó mình bị bắt đưa về trụ sở (Ảnh: ANTĐ).

Chủ chó phải mang những giấy tờ liên quan chứng minh chó mình đã được tiêm phòng dại đầy đủ theo quy định (Ảnh: ANTĐ).

Sau khi trình đủ các giấy tờ, bà Phạm Thị Lan được mang chó về, bà cho biết: "Nhà tôi ở sân chung, hàng xóm mở cửa nên chó chạy xổng ra ngoài. Sau hôm nay tôi sẽ chú ý xích chó lại" (Ảnh: ANTĐ).

Hoạt động bắt chó thả rông không rọ mõm chủ yếu để nâng cao ý thức của chủ nuôi, đảm bảo an toàn cho người xung quanh, được đa số người dân ủng hộ (Ảnh: ANTĐ).

Việc thành lập các tổ, đội bắt chó thả rông sẽ triển khai trước ở 12 quận nội thành, tiếp đó sẽ triển khai tại các huyện có lộ trình lên quận trong thời gian tới (Ảnh: ANTĐ).