Bàn thêm về văn hoá - đạo đức hiện nay
(Dân trí) - Trong kinh doanh, vấn đề đạo đức mới đáng buồn hơn! Lẽ ra ngày lễ xe nhiều khách, chạy nhiều chuyến, giá cả phải rẻ hơn, thì ngược lại “chém” được là họ sẵn sàng “chém” không cần đến đạo đức kinh doanh, bất cần đến đạo đức, nghề nghiệp.
Chuyện thứ hai (có thật 100%): Ngày thường xe buýt chở khách từ các tuyến ra Hà Nội và ngược lại, xe vừa rảnh, giá cả lại bình thường. Trong mấy ngày nghỉ kia khách đông, không còn chỗ ngồi phải đứng, nhưng giá cả lại tăng cao hơn, có nơi đến gấp đôi giá vé ngày thường…
Trước đây tuy còn nghèo khó nhưng mà tình người thấm đậm hơn, trình độ văn hóa còn thấp nhưng văn hóa ứng xử của người với người ấm áp lắm. Bây giờ kinh tế thị trường, tuy cuộc sống vật chất có khấm khá hơn, nhưng tình cảm giữa người với người xem ra nhạt nhẽo lắm. Không ít trường hợp ông chủ trẻ mạt sát, chửi bới thậm tệ ông thợ già. Không ít thủ trưởng trẻ (do được cơ cấu) quát nạt, buông lời lẽ thô thiển với cán bộ cấp dưới có tuổi đời, tuổi công tác gấp đôi mình!
Trong kinh doanh, vấn đề đạo đức mới đáng buồn hơn! Lẽ ra ngày lễ xe nhiều khách, chạy nhiều chuyến, giá cả phải rẻ hơn. Thì ngược lại cứ thấy “chém” được là họ sẵn sàng “chém” không cần đến đạo đức kinh doanh, bất cần đến đạo đức nghề nghiệp.
Chúng ta đang thực hiện cuộc vận động: “Xây dựng phong trào đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa trong cộng đồng dân cư”. Một nhà hiền triết đã nói: “ Thương trường không có biên giới, nhưng doanh nhân không thể không có quê hương”. Thiết nghĩ cả hai điều trên đều để hướng con người, đưa con người trở về với cội nguồn văn hóa - đạo đức của dân tộc. Một cội nguồn truyền thống quý báu, một cơ sở vững chắc quyết định sự tồn tại và phát triển đi lên của một đất nước, của cả dân tộc.
Rất mong hai câu chuyện bạn tôi kể chỉ là chuyện hư cấu. Càng mong hơn lớp trẻ quan tâm đến đạo đức và văn hóa - đạo đức, để sống tốt đẹp hơn…
Phùng Văn Mùi