Bạn đọc không đồng tình về việc thu phí đường bộ qua xăng, dầu

Tôi phản đối ý kiến của TS Khuất Việt Hùng. Ông so sánh VN Với các nước Châu Âu là quá khập khiễng. Sao ông phó viện trưởng không so sánh đường bộ ở VN với đường Bộ ở các nước Châu Âu xem thế nào. Các cơ quan chức năng cần xem xét lại…<B>Violet 5/10/2010 10:21:00 AM</B>

Tôi thấy PGS-TS Phạm Xuân Mai nói rất đúng. Nếu mà thu thêm phí bảo trì đường bộ qua từng lít xăng như thế chỉ làm cho chỉ số lạm phát tăng cao, mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của người dân.

                                      

Nguyễn Văn Hoà  10/5/2010 10:19:00 AM: Không nên so sánh VN ta với các nước ở Châu Âu vì nền kinh tế của họ khác xa chúng ta .Vậy Ông Hùng đã bao giờ sống ở những vùng nông thôn VN chưa? Khi thời vụ đến mà lại không có điện người dân phải dùng đến xăng, dầu để thu hoạch và sản xuất. Vậy tại sao họ lại phải chịu khoản thuế này.

 

Hoang Anh 10/5/2010 10:16:00 AM:  Vẫn còn nhiều bất cập!

Thứ nhất: Thu phí là để duy tu, sửa chữa đường đi. Vậy còn sử dụng xăng cho các mục đích khác thì cũng phải chịu chung giá xăng trên sao? Vì đâu có cửa hàng hoặc giá bán xăng riêng cho máy móc không phải là phương tiện giao thông.

 

Thứ hai: Xe sử dụng điện (hình như nó được gọi là Hybrit) thì không mất phí hoặc đóng phí quá ít, vì đâu có cần mua xăng.

 

Dương Hà 10/5/2010 10:07:00 AM: “Từ những năm 90 của thế kỷ trước, việc thu phí giao thông đường bộ đã được chuyển đổi sang hình thức thu qua xăng dầu”. Có nhiều ý kiến về vấn đề này. Chẳng hạn, nếu tôi dùng máy bơm để phục vụ sản suất nông nghiệp, mà máy bơm phải chạy bằng nhiên liệu xăng dầu thì tôi phải chịu khoản phí giao thông vô lý này.


Thiết nghĩ, người dân đã phải đóng quá nhiều các loại thuế. Thuế là nguồn thu và là nguồn chi tiêu của Chính phủ, vậy tại sao lại phải bắt người dân đóng tiền duy tu bảo dưỡng đường xá?

Chúng ta không nên so sánh với một số quốc gia khác trong việc thu phí giao thông qua xăng dầu này, thậm chí cả ở một số lĩnh vực khác. Tại sao chúng ta không so sánh mức thu nhập của ta với họ, mà cứ thấy họ làm gì thì ta cũng bắt chước làm theo… 

 

Phan An 10/5/2010 10:06:00 AM: Theo tôi BGTVT thật vô lý khi áp dụng quy định này, đối với những con đường ở nông thôn như ở quê tôi, người dân đã phải đóng góp tiền để xây dựng các con đường đó, giờ họ đi trên đó, lại phải trả tiền cho nhà nước, mà hàng năm nhà nước đã thu rất nhiều các loại thuế của nhân dân, tại sao nhà nước không dùng số tiền đó để tu sửa, giờ bộ GTVT lại định thu theo kiểu đó, phải chăng lâu lâu chưa tăng giá xăng, lại định tăng giá xăng sao. Tôi thấy điều này thật vô lý. 

 

Poker star  10/5/2010 9:55:00 AM: Thêm một thứ thuế thì dân thêm một gánh nặng, người dân Việt Nam còn nghèo lắm các vị "quan đại thần" ơi. Vừa vừa thôi, tôi không cần phải chưng cầu dân ý cũng biết được là đa số sẽ phản đối. Đường xá Việt Nam có thu bao nhiêu thuế đi nữa cũng sẽ không khá lên được.

 

Nguyễn Thị Vượng 10/5/2010 9:54:00 AM: Việt Nam chỉ nên áp dụng theo các điều kiện của Việt Nam, chưa thể áp dụng theo các nước phát triển: Đường xá của ta chưa đủ điều kiện yêu cầu nhân dân đóng phí đường bộ như nhau/ 1 chiếc xe máy (đó là tôi chưa nói đến ôtô vì địa hình của ta ô tô chưa thể phổ biến được). Nếu đường xá lưu thông, phân luồng rõ ràng, đèn chiếu sáng tốt thì tôi không có ý kiến gì. Như tôi ngày nào đi làm cũng phải "đánh vật" với con đường vừa gập gềnh vừa bụi, thêm vào đó là mệt mỏi, tốn xăng, hao mòn xe...thì tôi nghĩ việc thu phí đường bộ là chưa hợp lý .

Bộ GTVT chọn giải pháp này là chỉ biết nghĩ cho mình mà chưa nghĩ  đến người khác! Thu phí đường bộ mà không đảm bảo đường xá, có những trường hợp người tham gia giao thông gặp tai nạn thậm chí tử vong do nguyên nhân đường xá thì bộ GTVT sẽ nghĩ gì?