Bài toán khó thời... cái gì cũng tăng
(Dân trí) - “Điệp khúc” tăng giá thực phẩm giờ không chỉ “nhảy nhót” mỗi khi nghe tin chuẩn bị tăng lương, bởi các tiểu thương ngày nay hình như đã tìm ra một chiêu thức mới: đẩy giá theo... thời tiết (!?)
“Vin lý do đầu vào khan hiếm hay nắng mưa thất thường chỉ là cái cớ để hợp lý cho cái chiêu tăng giá của tiểu thương mà thôi. Về vấn đề này hiện giờ có lẽ chỉ mong vào sự thay đổi trong lương tâm bán hàng của họ. Đến một lúc nào đó hệ thống siêu thị có thể đáp ứng nhu cầu về sự tiện dụng và giá cả phải chăng, thì có lẽ tình trạng này mới mong được cải thiện”.
Giá thực phẩm tại Hà Nội tăng từ 20-30% (ảnh: TX)
“Giá cả tăng chóng mặt chủ yếu là do các tiểu thương tự ý đẩy giá, với những lý do đưa ra như trời nóng rau chết hết, lạm phát, lương tăng... Cchỉ cần nghe phong thanh là lương tăng, trợ giá là kiểu gì hôm sau cũng phải tăng một số thứ. Tôi không thể tưởng tượng nổi giá rau muống 6000đ/mớ. Chờ đợi vào lương tâm người bán hàng thì là điều "không tưởng" bởi nguyên tắc kinh doanh, buôn bán là "lợi nhuận" - Pham Thuy thuypham2603@gmail.com
“Chán nhỉ. Giá cả các mặt hàng càng tăng nhiều thì đi chợ lại đau đầu thêm, đúng là " tiền chi đi chợ mà cứ như bị móc túi ". SV ở trọ, những người ở xa lên đây làm ăn cũng ở trọ, phải lo cân đối chi tiêu từng khoản 1. Không những giá nhà trọ tăng mà thực phẩm cũng tăng thế này thì sống sao được trên đất Thủ đô?” - Nguyễn Hiền: tnsaobien@gmail.com
“Chung quy lại thì người dân lao động và sinh viên tỉnh lẻ là khổ thôi. Mọi thứ cái gì cũng tăng từ tiền nhà, tiền xăng, tiền ăn uống thứ gì cũng leo thang vù vù. Tiền lương chưa thấy tăng đã thấy giá cả các mặt hàng tăng theo trước rồi. Thử hỏi như vậy còn tăng lương làm gì nữa. Các cấp chính quyền phải có những biện pháp gì để ngăn chặn đà tăng của giá cả này chứ, không thì dân nghèo vẫn cứ hoàn nghèo thôi” - Phương Lan: aomaixanh20002009@yahoo.com
Ai đi làm cũng muốn được tăng lương, nhưng theo phân tích của nhiều độc giả thì vào thời điểm lạm phát đang gia tăng hiện nay có lẽ việc các cơ quan chức năng cần chú trọng làm hơn là tìm giải pháp bình ổn giá.
“Lương tăng 1 thì thực phẩm tăng 10. Mỗi ngày mỗi giá, cuộc sống của người dân thì ngày càng điêu đứng. Các nhà chức trách thì cứ nói đi lại nói lại, mà vẫn chẳng tìm được cách nào có hiệu quả cả. Chỉ khổ dân tình ngày càng vất vả” - hung: cafêchiuthu782@yahoo.com
“Cứ có tin lương tăng là giá cả lại tăng, tiền lương không đủ tiền trượt giá. Nếu nhà nước không quản lý chặt chẽ thì đời sống của nhân dân càng ngày càng đi xuống chứ không phải đi lên đâu” - Tuấn Anh: boydodan@yahoo.com
“Không tăng lương thì giá thực phẩm còn hạ... Chưa tăng mà giá đã lên vù vù thì hỏi TĂNG LƯƠNG ĐỂ LÀM GÌ? Chỉ khổ những người nghèo thôi!” - tran thu: thusang2007@yahoo.com
Nhiều bạn đọc còn đề ra những giải pháp với nhà chức trách, như Tran duc: ducphuc70@yahoo.com.vn viết:
“Tôi xin trình bày với các nhà lãnh đạo về giải pháp chống tăng giá hiện nay như sau: Các mặt hàng chủ yếu, thiết yếu nhà nước tự tính toán đề ra giá bán cụ thể. Niêm yết công khai bắt buộc mọi người phải chấp hành nghiêm túc, có chế tài mạnh để xử lý những ai vi phạm.
Ví dụ: giá bán mặt hàng thịt lợn chẳng hạn, ấn định thịt ngon nhất là 100.000 đ/1kg. Nếu ai vi phạm bán quá giá qui định thì quản lý thị trường bắt được, phạt thật nặng. Hoặc nếu cố tình vi phạm nữa sẽ bị truy tố. Tất cả các mặt hàng khác cũng vậy. Nhiều khi phải áp đặt một cách mạnh mẽ như vậy thì mới làm được việc. Tất cả vì mục đích chung nhất là bình ổn giá, chống lạm phát, bảo vệ người dân...”
Bách Linh