Gian nan “xin” hưởng chế độ suốt 10 năm chưa thành của người cựu binh già!
Bài 2: “Trở về thời bình, có lúc tôi như gục ngã vì hành trình xin chế độ”
(Dân trí) - Sau gần 18 năm phục vụ trong quân đội, trở về quê hương với hai bàn tay trắng. Chưa bao giờ đầu hàng trước họng súng của kẻ thù. Nhưng trong cuộc sống thời bình, đã có lúc ông cảm thấy mình không còn đủ nghị lực để có thể tiếp tục với hành trình “xin” được hưởng chế độ theo Quyết định 142 của Thủ tướng Chính phủ.
Với ông Quân sau gần 18 năm phục vụ trong quân đội, giờ trở về quê hương với hai bàn tay trắng, ăn ở cũng phải nhờ vào người chị gái và con cháu.
Cuộc sống không lương, không chế độ, ông đi làm thuê bảo vệ mỏ đá, đi làm thợ phụ hồ... cho qua ngày đoạn tháng.
Đơn ông Quân gửi cơ quan chức năng.
Chưa bao giờ đầu hàng trước họng súng của kẻ thù…
Câu chuyện của người cựu binh già Nguyễn Hồng Quân (SN 12/7/1954, trú tại khối 5, phường Long Sơn, thị xã Thái Hòa, Nghệ An) càng trở nên thấm thía hơn với chúng tôi khi biết rằng, chính cuộc đời của ông đã hy sinh vì quê hương đất nước. Ấy thế mà, đã 10 năm qua, ông Quân cầm những lá đơn đi khắp nơi để đòi chế độ cho mình xem ra chưa đến hồi kết.
Trong bản danh sách Quân đoàn 2 xác nhận ông Quân có quá trình công tác trong quân đội.
Theo tìm hiểu của phóng viên Dân trí, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 - Bộ Quốc phòng đã có Văn bản số 427/BTL-CCT gửi Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Bộ Quốc phòng, Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị, báo cáo kết quả giải quyết đơn phản ánh, kiến nghị của ông Nguyễn Hồng Quân.
Trong báo cáo nêu rõ: Hồ sơ đề nghị hưởng chế độ theo Quyết định 142 của ông Nguyễn Hồng Quân được cơ quan quân sự các cấp thuộc tỉnh Nghệ An xem xét và báo cáo về Phòng chính sách Quân khu 4 lần thứ nhất vào tháng 3/2010.
Bộ Tư lệnh Quân khu 4 - Bộ Quốc phòng đã có Văn bản số 427/BTL-CCT gửi Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Bộ Quốc phòng, Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị, báo cáo kết quả giải quyết đơn phản ánh, kiến nghị của ông Nguyễn Hồng Quân.
Đến tháng 8/2010, Phòng chính sách Quân khu 4 trả hồ sơ với lý do: Giấy xác nhận số 01/GXN, ngày 15/7/2009 của Trung đoàn 219, Quân đoàn 2 xác nhận, quá trình công tác trong Quân đội nhân dân Việt Nam chưa có cơ sở, vì danh sách lưu quân nhân phục viên chưa thể hiện được thời gian phục viên của ông Nguyễn Hồng Quân.
Đến tháng 8/2018, ông Nguyễn Hồng Quân nộp hồ sơ lần 2 về Ban Chỉ huy quân sự thị xã Thái Hòa, có bổ sung một số giấy tờ như: Quyết định cử đi lao động hợp tác quốc tế ở Liên Xô.
Vì chưa cung cấp các giấy tờ gốc nên cá nhân ông Nguyễn Hồng Quân vẫn chưa được hưởng chế độ theo Quyết định số 142 của Thủ tướng Chính phủ.
Biên bản làm việc giữa ông Quân và Bộ CHQS tỉnh và Ban CHQS TX Thái Hòa.
Theo đó, Ban Chỉ huy quân sự thị xã Thái Hòa yêu cầu ông trình các giấy tờ gốc gồm: Quyết định cử đi lao động hợp tác quốc tế tại Liên Xô và giấy xác nhận 01/GXN ngày 15/7/2009 của Trung đoàn 219, Quân đoàn 2, để làm căn cứ thẩm định xét duyệt.
Đến tháng 3/2019, ông Nguyễn Hồng Quân “chưa kịp” bổ sung các quyết định và giấy xác nhận gốc theo yêu cầu. Do đó, cơ quan quân sự, Ban chỉ đạo các cấp không có cơ sở xét duyệt cho ông.
Giấy xác nhận quá trình công tác trong quân đội của ông Quân.
Vì chưa cung cấp các giấy tờ gốc nên cá nhân ông Nguyễn Hồng Quân vẫn chưa được hưởng chế độ theo Quyết định số 142 của Thủ tướng Chính phủ.
“Với yêu cầu phải cung cấp các giấy tờ gốc, thì đó như một trò đánh đố khiến tôi không được xét duyệt hưởng chế độ theo Quyết định 142”, ông Quân buồn bã nói.
Tôi cảm thấy mình không còn đủ nghị lực để tiếp tục hành trình “xin” hưởng chế độ
Mới đây, ông Nguyễn Hồng Quân cung cấp cho phóng viên Quyết định số 23/QĐ-HTLĐ ngày 25/5/1989 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Quyết định Số 22/XPB/QĐ ngày 29/3/1989 của Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 có dấu đỏ ghi: “Sao y bản chính” do Thiếu tướng Đặng Xuân Liêm - Phó Cục trưởng Cục cán bộ - Tổng cục Chính trị ký.
Quyết định số 23/QĐ-HTLĐ ngày 25/5/1989 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Quyết định Số 22/XPB/QĐ ngày 29/3/1989 của Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 có dấu đỏ ghi: “Sao y bản chính” do Thiếu tướng Đặng Xuân Liêm - Phó Cục trưởng Cục cán bộ - Tổng cục Chính trị ký.
Nội dung các quyết định này ghi rõ: “Đồng chí Nguyễn Hồng Quân, cấp bậc Đại úy, chức vụ Đại đội trưởng được cử đi lao động hợp tác tại Liên Xô sau đó về”. Thiếu tướng Đặng Xuân Liêm cũng ký xác nhận quá trình công tác trong quân đội của Đại úy Nguyễn Hồng Quân.
Trò chuyện cùng phóng viên, người cựu binh già chỉ mong rằng, các cơ quan chức năng sớm xem xét, xét duyệt hồ sơ để bản thân mình sớm được hưởng các chế độ chính sách theo Quyết định số 142 của Thủ tướng Chính phủ.
Hiện ông Quân sống nhờ nhà chị gái.
“Chưa bao giờ tôi đầu hàng trước họng súng của kẻ thù. Nhưng trong cuộc sống thời bình, đã có lúc tôi cảm thấy mình không còn đủ nghị lực để có thể tiếp tục với hành trình “xin” được hưởng chế độ nữa rồi chú à. Gian nan quá đi thôi, giờ biết phải làm thế nào bây giờ”, ông Quân buồn bã nói.
“Tôi là con người thực, việc thực ở đây bà con ai cũng biết, từng vào sinh ra tử nơi các chiến trường, thế mà đã 10 năm qua tôi cầm đơn đi đòi chế độ cho mình sao mà khó quá. Hiện nay tôi đã được Cục Chính sách cấp lại cho tôi giấy tờ đầy đủ rồi, chỉ mong Đảng và Nhà nước cho tôi được hưởng chế độ.
Hiện tôi đang sống với chị gái, công việc hằng ngày có khi đi làm bảo vệ mỏ đá, rồi đi phụ hồ với anh em trong xóm làng kiếm đồng ra đồng vào, còn ăn uống hằng ngày được đứa cháu nó nuôi, giờ cũng già lắm rồi không biết khi đòi được chế độ thì …”, ông Quân bỏ lửng câu nói, rồi cố giấu những giọt nước mắt.
Ông Quân nói: "Tôi là con người thực, việc thực ở đây bà con ai cũng biết, từng vào sinh ra tử nơi các chiến trường, thế mà đã 10 năm qua tôi cầm đơn đi đòi chế độ cho mình sao mà khó quá. Hiện nay tôi đã được Cục Chính sách cấp lại cho tôi giấy tờ đầy đủ rồi, chỉ mong Đảng và Nhà nước cho tôi được hưởng chế độ".
Ngày 23/2/2019, Văn phòng Chính phủ chuyển ý kiến tới Bộ Quốc phòng về việc xử lý phản ánh của ông Nguyễn Hồng Quân.
Chúng tôi xin chuyển lời ông Quân hằng mong đợi đến ông Nguyễn Đắc Vinh - Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An; ông Thái Thanh Quý - Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, chỉ đạo các cơ quan liên quan sớm giải quyết chế độ cho người cựu binh già đã hơn 10 năm vác đơn đi đòi chế độ sớm thực hiện được mong ước.
Quyết định số: 142/2008/QĐ-TTg, ngày 27/10/2008, về việc thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương nêu rõ:
- Quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhập ngũ từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước, có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương (bao gồm cả số tiếp tục công tác sau đó thôi việc), được thực hiện chế độ trợ cấp hàng tháng theo số năm công tác thực tế trong quân đội, đủ 15 năm được trợ cấp 600.000 đồng/người/tháng; sau đó cứ thêm một năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 5% trên mức trợ cấp khởi điểm.
- Người được hưởng trợ cấp hàng tháng từ trần thì thôi hưởng từ tháng tiếp theo; thân nhân của người từ trần được hưởng trợ cấp một lần bằng 03 tháng trợ cấp hiện hưởng của người từ trần.
- Quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhập ngũ từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước, có dưới 15 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương (bao gồm cả số tiếp tục công tác sau đó thôi việc), được hưởng chế độ trợ cấp một lần tính theo số năm công tác thực tế trong quân đội, mức hưởng cụ thể như sau: Có đủ 2 năm công tác thực tế trong quân đội trở xuống, mức trợ cấp bằng 2.000.000 đồng; từ năm thứ 3 trở đi, mỗi năm được tính hưởng trợ cấp bằng 600.000 đồng.
Khi tính thời gian hưởng chế độ trợ cấp một lần, nếu có tháng lẻ thì đủ 6 tháng trở lên được tính tròn một năm, dưới 6 tháng được tính nửa (1/2) năm.
- Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 đã từ trần trước ngày 01 tháng 01 năm 2009, đối tượng quy định tại Điều 3 đã từ trần trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành (bao gồm cả số từ trần khi tại ngũ) thì một trong những người sau đây: vợ hoặc chồng; bố đẻ, mẹ đẻ; con đẻ, con nuôi hoặc người nuôi dưỡng hợp pháp của người từ trần được hưởng chế độ trợ cấp một lần bằng 3.000.000 đồng.
Nguyễn Duy