"Anh Phú nên đi kiểm tra lá lách"

(Dân trí) - Sau khi đọc bài “Chỉ cần con bớt đau là vợ chồng tôi vui rồi” được đăng trên mục Tấm lòng nhân ái, tôi xin đưa ra một số nguyên nhân và phương pháp điều trị căn bệnh này.

Người gửi: Nguyệt Thu - Quỳnh Như

Hiện nay, phương pháp điều trị chủ yếu đối với bệnh này là điều trị bằng truyền máu, tùy theo nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ có những chỉ định điều trị cụ thể. Để giải quyết tình trạng máu dự trữ khan hiếm các bệnh viện lớn đã tiến hành truyền máu từng phần, nhằm đáp ứng đúng nhu cầu cần thiết cho cơ thể bệnh nhân.


Đối với thiếu máu huyết tán bẩm sinh, nhiều nguyên nhân
do nhiễm khuẩn huyết như liên cầu, sốt rét, thể sốt vàng đái huyết cầu tố, bị nhiễm độc do ăn phải nấm độc, thạch tín, do dị ứng một số hóa chất như benzen, sulfamid, quinin, một số thuốc giảm sốt, giảm đau... Cũng có thể do tác nhân vật lý như bị bỏng nặng, bị lạnh. Huyết tán còn do các bệnh tự miễn, sau các bệnh ác tính, như bệnh bạch cầu, sắc côm hạch, ung thư, xơ gan, lách to... có thể phòng chống được bằng cách không để xuất hiện các bệnh như đã nêu hoặc khi bị bệnh cần điều trị sớm và triệt để.

Vấn đề có vai trò quan trọng trong phòng bệnh là giữ vệ sinh cơ thể, ngủ màn chống muỗi đốt để tránh bị sốt rét, ăn uống đủ chất để nâng cao sức đề kháng, không uống rượu, hút thuốc lá, tránh tiếp xúc với những nơi có môi trường độc hại để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh ung thư, qua đó giảm được căn bệnh thiếu máu huyết tán. Vấn đề tư vấn và sàng lọc trước khi sinh cũng đang được đặt ra để giảm thiểu số trẻ sinh ra mắc bệnh.
Xin đưa ra một trường hợp bệnh nhân bị mắc bệnh tiêu hồng cầu: Sau ba tháng chờ được người hiến phù hợp, cậu bé được thực hiện ca ghép tủy đầu tiên. Nhưng hồng cầu trong máu vẫn ở mức thấp, và bác sĩ quyết định cắt bỏ lá lách (cơ quan có tác dụng phá hủy hồng cầu già). Ca mổ ghép tủy dường như có hiệu quả. Trường hợp của anh Hoàng Công Phú trong bài viết nếu bị lách to có thể cắt đi để khỏi truyền máu, anh phải siêu âm để kiểm tra lách.