Nghỉ việc trước khi sinh cần làm gì để được hưởng thai sản?

Tùng Nguyên

(Dân trí) - Vì nhiều lý do, lao động nữ mang thai phải nghỉ việc trước khi sinh. Khi đó, họ làm gì để được hưởng chế độ thai sản?

Chị Minh Hạnh tham gia BHXH bắt buộc theo hợp đồng lao động được 4 năm. Đang mang thai 4 tháng thì chị Hạnh cảm thấy cơ thể không khỏe, khó theo nổi công việc hiện tại nên xin nghỉ việc.

Chị Hạnh lo lắng: "Tôi ngưng đóng BHXH vào thời điểm này thì có được hưởng trợ cấp thai sản hay không? Nếu được hưởng thì phải làm thủ tục gì, nộp giấy tờ ở đâu để hưởng bảo hiểm thai sản?".

Nghỉ việc trước khi sinh cần làm gì để được hưởng thai sản? - 1

Lao động nữ nghỉ việc trước khi sinh con vẫn có thể được hưởng chế độ thai sản (Ảnh minh họa: Tùng Nguyên).

Chị Chi cũng rơi vào hoàn cảnh giống như chị Hạnh. Chi tham gia BHXH bắt buộc từ tháng 5/2023 cho đến tháng 3/2024. Thời điểm dự sinh của Chi là tháng 8/2024 nhưng chị phải nghỉ việc sớm vì quãng đường từ nhà đến công ty rất xa, chị bầu bì nên không đủ sức để đi làm như trước.

Chị Chi cũng có chung thắc mắc như Hạnh: "Với thời gian tham gia BHXH như trên thì em có được hưởng chế độ thai sản không? Nếu được nhận thì em được nhận mấy tháng lương?".

Theo BHXH Việt Nam, điều kiện hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con được quy định rõ tại Điều 31 Luật BHXH năm 2014.

Cụ thể, có 6 trường hợp người lao động tham gia BHXH bắt buộc được hưởng chế độ thai sản.

Nghỉ việc trước khi sinh cần làm gì để được hưởng thai sản? - 2

Để được hưởng chế độ này, người lao động phải đạt điều kiện về thời gian tham gia BHXH trước thời điểm sinh con theo từng trường hợp cụ thể.

Đối với lao động nữ sinh con thì điều kiện là phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Riêng đối với lao động nữ sinh con mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì có 2 điều kiện.

Thứ nhất là đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên.

Thứ 2 là phải đóng BHXH từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Ngoài ra, theo Khoản 4 Điều 31 Luật BHXH năm 2014, người lao động đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản như trên mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con thì vẫn được hưởng chế độ thai sản.

Đối chiếu các quy định nêu trên, trường hợp chị Minh Hạnh có thời gian tham gia BHXH bắt buộc từ đủ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định.

Trong trường hợp chị Hạnh phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì chỉ cần có thời gian đóng BHXH từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con là đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản.

Đối với trường hợp chị Chi, căn cứ vào thời điểm chị sinh con, nếu trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con mà chị có đủ 6 tháng đóng BHXH trở lên thì được hưởng chế độ thai sản.

Về mức hưởng chế độ thai sản, BHXH Việt Nam cho biết được quy định tại Điều 39 Luật BHXH năm 2014.

Nghỉ việc trước khi sinh cần làm gì để được hưởng thai sản? - 4

Về hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con, BHXH Việt Nam cho biết được quy định chi tiết tại Khoản 1 Điều 101 Luật BHXH.

Nghỉ việc trước khi sinh cần làm gì để được hưởng thai sản? - 6

Trong trường hợp nghỉ việc trước thời điểm sinh con như chị Hạnh và chị Chi, người lao động nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản và xuất trình sổ BHXH cho cơ quan BHXH nơi cư trú.