1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Vụ thử hạt nhân thứ 5:

Vì sao Nga không thể “ngăn” được lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong-un?

Các chuyên gia về châu Á ở Nga cho rằng không như Bắc Kinh, Moscow trên thực tế không có ảnh hưởng nào đối với Triều Tiên.

Tuy nhiên các chuyên gia này tin rằng trong vấn đề hạt nhân Triều Tiên, Nga nên sử dụng các kênh liên lạc của mình với ban lãnh đạo Triều Tiên để mang đến một sự thỏa hiệp.

vi sao nga khong the
Lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong-un (trái) và Tổng thống Nga V. Putin. Ảnh: ABCNews.

Vào sáng 9/9 Triều Tiên tiến hành cuộc thử nghiệm hạt nhân thứ 5 và cũng là cuộc thử hạt nhân lớn nhất của nước này cho tới nay. Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ và Trung tâm Địa chấn học của Trung Quốc đã ghi được một cơn động đất mạnh ở khu vực thường được sử dụng cho các cuộc thử hạt nhân. Sau đó Bình Nhưỡng chính thức xác nhận vụ thử.

Valery Sukhinin, cựu Đại sứ Nga ở Triều Tiên nói với RBTH: “Điều này chẳng có gì ngạc nhiên, bởi lẽ ban lãnh đạo Triều Tiên cho hay họ sẽ thực hiện các cuộc thử nghiệm nằm trong chương trình dài hạn của họ”.

Vào tuần trước Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye dành phần lớn trong hai bài phát biểu của mình tại Diễn đàn Kinh tế phương Đông ở Vladivostok để nói về chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng. Bà nhấn mạnh rằng chương trình hạt nhân của Triều Tiên là mối đe dọa chính đối với các nền kinh tế của Đông Á.

Phản ứng lại với bà Park Geun-hye, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng Moscow duy trì các kênh liên lạc với ban lãnh đạo Triều Tiên và sẽ cố gắng giúp bình thường hóa tình hình trên bán đảo Triều Tiên.

Các chuyên gia được RBTH phỏng vấn nhất trí rằng Nga có các kênh liên lạc cấp cao với Triều Tiên.

Theo Sukhinin, đây là các kênh ngoại giao chính, bao gồm Đại sứ quán Nga ở Bình Nhưỡng và Đại sứ quán Triều Tiên ở Moscow. Sukhinin cho biết thêm, một số quan chức ở “cấp thứ trưởng” đã dự một lễ tiếp đón ở Moscow dành cho quan chức Triều Tiên.

Alexander Gabuev – Chủ tịch Chương trình Nga ở châu Á-Thái Bình Dương tại Trung tâm Carnegie Moscow cho biết: “Tuy nhiên, cho dù có các kênh này thì Moscow vẫn không thể ngăn Bình Nhưỡng phát triển các năng lực hạt nhân mới hay khiến cho ông Kim Jong-ung thêm hợp tác với cộng đồng quốc tế”.

Ông Gabuev cho biết thêm: “Không như Trung Quốc, Nga không có ảnh hưởng về mặt kinh tế đối với Triều Tiên và trong tương lai Nga sẽ khó mà trở nên có ảnh hưởng hơn nữa và hữu ích hơn nữa trong việc giải quyết vấn đề”.

George Toloraya, Giám đốc mảng Đông Á tại Viện Kinh tế của Học viện Khoa học Nga cho biết áp lực kinh tế không có tác dụng. Ông này nói: “Triều Tiên đã đặt mình vào vị trí mà họ không thể bị ảnh hưởng ngoại trừ thông qua việc sử dụng vũ lực”.

Toloraya nói: “Triều Tiên sẽ tiếp tục tăng cường năng lực tên lửa hạt nhân. Điều này được thực hiện từ quan điểm an ninh của họ và để tăng cường thế đàm phán của họ, bởi vì Kim Jong-un đang đợi chờ phía Mỹ nhất trí đàm phán”.

Sukhinin cho biết Bình Nhưỡng đã tuyên bố sẽ chỉ ngừng phát triển chương trình hạt nhân của họ nếu cả thế giới cũng giải giáp vũ khí hạt nhân./.

Theo Trung Hiếu/VOV.VN/RBTH.com