1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Tư duy quân sự mới trên Biển Đông: Mỹ kích hoạt

Đã qua rồi thời các khu trục, tàu sân bay nghênh ngang trên mặt biển. Làm chủ Biển Đông trước hết phải làm chủ lòng biển.

Rất nhiều người và ngay cả một số chuyên gia quân sự Mỹ, khi thấy sự hung hăng, ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông cũng đều cho rằng, Mỹ hành động quá muộn để ngăn chặn…

Chỉ có Việt Nam, Trung Quốc và Mỹ mới đánh giá đúng, chính xác là Mỹ triển khai thực hiện chiến lược “xoay trục” sang Châu Á-Thái Bình Dương muộn hay không muộn.

Tàu ngầm USS Chicago cập cảng Vịnh Subic ngày 3/8/2015
Tàu ngầm USS Chicago cập cảng Vịnh Subic ngày 3/8/2015

Tình thế “cân bằng lực” trên Biển Đông

Nói gì thì nói, muốn chiếm toàn bộ Biển Đông thì Trung Quốc phải có một sức mạnh quân sự vượt trội, cụ thể là hải quân Trung Quốc (PLAN) phải hùng mạnh, đủ khả năng trấn áp lực lượng đối địch, hoặc chỉ trả giá rất thấp khi có xung đột. Nhưng trên Biển Đông, tình thế đó chưa bao giờ xảy ra, nghĩa là khả năng đè bẹp đối thủ là không thể, do đó, giá phải trả, thì giới cầm quyền Bắc Kinh chưa tính được là đắt bao nhiêu, có chịu đựng nổi hay không?...

Năm 1988, Trung Quốc đã lợi dụng Việt Nam bị cấm vận ngặt nghèo, đang phải giải quyết cuộc chiến biên giới TN nên tổ chức tấn công chiếm đảo của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa.

Đừng tưởng là lúc đó Trung Quốc đã dừng lại. Không bao giờ, nếu như Việt Nam không đưa máy bay SU-27 thể hiện sự kiên quyết thì Trung Quốc sẽ còn dùng bạo lực để chiếm các bãi cạn tiếp theo.

Tại sao Trung Quốc dừng lại khi Việt Nam chỉ “đơn thương độc mã” đối phó? Đơn giản là vì Trung Quốc khi đó, PLAN không đủ sức, giá sẽ trả “đắt không thể chịu đựng nổi” khi thực sự lâm vào cuộc chiến trên quần đảo này.

Ưu thế tác chiến của Hải quân Việt Nam luôn khiến cho những cái đầu nóng ở Trung Quốc phải “tính toán 2 lần”. Và đó cũng là lý do từ đó đến nay, trên cơ sở một nền kinh tế thứ 2 thế giới, Trung Quốc không ngừng xây dựng, phát triển PLAN để chiếm ưu thế tác chiến với HQVN trên Biển Đông nói chung và quần đảo Trường Sa nói riêng.

Việt Nam, với một nền kinh tế tăng trưởng liên tục trên 6% cũng không ngồi nhìn, đã, đang và sẽ củng cố, tăng cường ưu thế tác chiến bằng mua sắm các vũ khí tiên tiến đưa thẳng lực lượng không quân, hải quân… lên hiện đại, đủ sức bảo vệ biển đảo, buộc kẻ thù trả giá đắt khi liều lĩnh.

Mỹ vào cuộc đúng lúc

Chiến lược “xoay trục” của Mỹ được tuyên bố từ năm 2012, nhưng chỉ đến khi Trung Quốc đã đang quân sự hóa các đảo chiếm được của Việt Nam giữa Biển Đông thì Mỹ mới thể hiện. Có thể nói, Mỹ đã triển khai thực hiện chiến lược Châu Á-Thái Bình Dương trong hoàn cảnh “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” không chê vào đâu được.

Thời cơ. Trung Quốc hung hăng, khi quân sự hóa các đảo giữa Biển Đông khiến khu vực lo ngại bởi nguy cơ Trung Quốc biến Biển Đông thành “ao nhà” là rõ ràng và tất nhiên, nguy cơ Mỹ bị đẩy ra khỏi Biển Đông là hiện hữu, nó xâm hại đến lợi ích Mỹ.

Đây chính là lúc Mỹ vào Biển Đông để đạt 2 mục đích mà trước hết vì lợi ích Mỹ, lợi ích này tương đồng với lợi ích khu vực.

Vấn đề là thời cơ không tự nó sinh ra mà do con người tạo ra. Để tạo ra thời cơ phải có nghệ thuật.

Địa lợi. Do Trung Quốc hung hăng nên không chỉ Philipines cho Mỹ đặt 5 căn cứ quân sự mà Việt Nam sẵn lòng hợp tác quan hệ với Mỹ dù cả hai còn có nhiều sự khác biệt. Mỹ tuyên bố bỏ cấm vận vũ khí cho Việt Nam thì có nghĩa sự hợp tác về quân sự trên Biển Đông là đương nhiên.

Và, cũng đừng nói rằng, mối quan hệ Việt Nam-Mỹ là không có sự tác động, kích hoạt, bởi Trung Quốc. Ngay cả Nhật Bản, trỗi dậy, xóa bỏ điều 9 “hiến pháp hòa bình” cũng bởi Trung Quốc ngang ngược trên biển Hoa Đông.

Như vậy, ít nhất trên khu vực Biển Đông, Mỹ đã thắng kép Trung Quốc trong cuộc chiến địa chính trị và địa quân sự.

Nhân hòa. Tâm lý chung, chẳng ai thích một kẻ hung hăng luôn đe dọa nắm đấm, bành trướng. Đừng vội phê phán người Việt Nam sao nhanh quên quá khứ. Hiện tại, tương lai mới quan trọng, mới đáng quan tâm hơn lúc này, quá khứ hãy gác lại.

Năm 2010, khi Trung Quốc chính thức thay Nhật Bản chiếm lĩnh vị trí kinh tế thứ 2 thế giới cũng là lúc các giới quân sự, chính trị… Trung Quốc đều chung một giấc mơ “truất ngôi Mỹ để bá chủ hoàn cầu”, với những tuyên bố, hành động… khiến khu vực lo ngại.

Người Việt Nam có am hiểu, nhận định rằng, nếu đến hết năm 2015 mà Trung Quốc không thu tóm được Biển Đông, không biến Biển Đông thành “ao nhà” được, thì “giấc mơ Trung Hoa” cũng chỉ là giấc mơ.

Bây giờ là giữa năm 2016, thế, lực trên Biển Đông đã cho thấy, Trung Quốc rất khó để thực hiện được ý đồ của mình trên Biển Đông khi đã trải qua 5 năm, nhưng Trung Quốc không có cách nào để phá vỡ sự cân bằng thế lực hòng chiếm tuyệt đối ưu thế tác chiến.

Có thể nói, tư duy quân sự dùng hạm đội tàu sân bay để de dọa Trung Quốc của Mỹ đã qua.

Ở trong tình thế và xu hướng tên lửa diệt hạm ngày càng hiện đại, tiên tiến, lại được sử dụng bởi các phương tiện phóng đa dạng… thì tàu chiến mặt nước đôi bên đều là con mồi của nhau nếu như khả năng tự bảo vệ, lẫn tránh yếu và kém điều kiện.

Vì thế, yếu tố bí mật, bất ngờ và tàng hình được đặt lên hàng đầu và đó chính là ưu thế tác chiến lợi hại trong chiến tranh hiện đại giữa các quốc gia có vũ khí trang bị tương đương là yếu tố quyết định sự thành bại của cuộc chiến.

Và do vậy, không chỉ giới quân sự, ai cũng hiểu: muốn làm chủ Biển Đông thì phải làm chủ lòng biển. Đó là tư duy quân sự mới trên Biển Đông khi chiến lược A2/AD kiểu Trung Quốc hay kiểu Việt Nam đã đang hình thành và phá triển.

Không còn nghi ngờ gì nữa, khi tầm tác chiến của tên lửa diệt hạm đã không còn phụ thuộc vào phạm vi Biển Đông thì tàu ngầm là lực lượng nguy hiểm, lợi hại, có sức răn đe lớn nhất trên Biển Đông. Tàu ngầm là khắc tinh của chiến thuật chống tiếp cận, do đó, chống ngầm là nhiệm vụ sống còn của hệ thống phòng thủ.

Với điều kiện như hiện nay, nếu như có sự hợp tác, chia sẻ thông tin về “động đất, sóng thần” giữa Việt Nam và Mỹ thì cũng là chuyện bình thường.

Theo Lê Ngọc Thống

Đất Việt