1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Tố phương Tây chống lưng đảo chính, Erdogan ngả hẳn về Nga?

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã cáo buộc phương Tây hỗ trợ âm mưu đảo chính và bày tỏ quyết tâm nối quan hệ hợp tác hữu nghị với Nga.

Erdogan chỉ đích danh phương Tây đứng sau đảo chính

Ngày 3/8, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố trước giới truyền thông thế giới rằng, các nước phương Tây đã hỗ trợ hoặc là làm ngơ cho một nhóm tướng lĩnh phản loạn gây ra cuộc đảo chính quân sự bất thành ở Thổ Nhĩ Kỳ hôm 15/7 vừa qua.

"Phương Tây đã hỗ trợ khủng bố và những kẻ âm mưu thực hiện cuộc đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ. Điều này do các cường quốc nước ngoài thực hiện, kịch bản được viết bên ngoài Thổ Nhĩ Kỳ" - ông Erdogan phát biểu tại diễn đàn kinh tế ở Ankara, với sự tham dự của giới truyền thông.

Ông lưu ý rằng, trái ngược với hành động của Nga, không hề có một lãnh đạo phương Tây nào ủng hộ Ankara hay chí ít là cũng thể hiện thái độ lên án giới chức quân sự gây ra cuộc đảo chính, để bày tỏ tình đoàn kết với nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn quan trọng này.

"Chúng tôi đã không nhận được sự hỗ trợ nào từ ‘bạn bè’ của chúng tôi, không chỉ trong thời gian đảo chính mà ngay cả sau đó. Và tôi hỏi: Phương Tây có hỗ trợ khủng bố hay không? Các nước phương Tây đứng về phía dân chủ hay về phía quân đảo chính” - ông Erdogan nêu câu hỏi.

Và nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đã tự mình trả lời câu hỏi này bằng tuyên bố thẳng thừng là “…thật không may là chính phương Tây đang hỗ trợ khủng bố và đứng về phía những kẻ đảo chính", họ phải chịu trách nhiệm trước tình trạng hỗn loạn về chính trị và khủng hoảng kinh tế-xã hội ở nước này.

Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ cũng khẳng định thái độ chân thành trong việc khôi phục lại quan hệ hợp tác với Nga bằng hành động đến St Petersburg vào ngày 9/8 tới đây để thảo luận với Tổng thống Nga Putin về việc hàn gắn những rạn nứt và nâng tầm quan hệ giữa 2 nước.

Nga-Thổ Nhĩ Kỳ đã nối lại quan hệ sau khủng hoảng F-16 bắn rơi Su-24
Nga-Thổ Nhĩ Kỳ đã nối lại quan hệ sau khủng hoảng F-16 bắn rơi Su-24

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan cho biết rằng, tại cuộc gặp với Tổng thống Nga Putin, ông có kế hoạch thảo luận về hợp tác kinh tế và khủng hoảng xuất hiện trong quan hệ song phương sau sự cố không mong muốn khiến chiếc máy bay Su-24 của Nga bị bắn rơi.

"Tôi sẽ đến St Petersburg vào ngày 9/8, nơi sẽ diễn ra cuộc gặp với Tổng thống Nga để thảo luận về hợp tác kinh tế và cuộc khủng hoảng Su-24, mà qua đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã bộc lộ độ nhạy cảm của mình" - ông Erdogan tuyên bố khi phát biểu tại diễn đàn kinh tế tại Ankara.

Dường như ông Erdogan muốn xóa bỏ những cáo buộc gay gắt của ông Putin sau vụ máy bay F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi chiếc Su-24 Nga hồi tháng 11/2015. Vào thời điểm đó, Tổng thống Nga gọi đó là một “cú đâm sau lưng” của “những kẻ ủng hộ bọn khủng bố”.

Bước ngoặt nối lại quan hệ giữa 2 nước đã diễn ra sau khi ông Erdogan gửi thư cho Tổng thống Putin hồi cuối tháng 6 vừa qua để xin lỗi người dân Nga về sự cố đáng tiếc trên.

Ngoài ra, sau âm mưu đảo chính bất thành hôm 16/7, mà trong đó có sự tham gia của cả 2 phi công của chiếc F-16 đã bắn vào chiếc Su-24 Nga, 2 viên phi công này đã bị bắt giữ, đồng thời tòa án Thổ Nhĩ Kỳ đã mở lại cuộc điều tra về những kẻ bị cáo buộc giết chết phi công Nga.

Quan hệ Nga-Thổ sẽ đi theo hướng nào?

Sau khi bày tỏ thiện chí hàn gắn quan hệ, Phó Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Mehmet Simsek cho biết, Ankara đang tìm cách đưa mối quan hệ với Nga lên một tầm cao mới. Dự kiến trong thời gian tới, đường lối chính sách đối ngoại của Ankara sẽ có những thay đổi đáng kể.

Những tuyên bố như vậy có thể được coi như một dấu hiệu cho thấy rằng, Thổ Nhĩ Kỳ có thể thay đổi các vector chính sách đối ngoại. Thế nhưng liệu Ankara có đủ ý chí chính trị để thực hiện bước ngoặt và thay đổi định hướng chính sách đối ngoại? Nên thực hiện những bước đi nào để nâng cao chất lượng mối quan hệ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ mà Phó Thủ tướng Simsek đã nhắc tới?

Trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik, ông Suleyman Sensoy, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Thổ Nhĩ Kỳ-Châu Á cho biết rằng, quá trình phát triển quan hệ song phương giữa những quốc gia khác nhau được xác định bởi mức độ phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước đó.

Trong những năm gần đây, trong chính sách đối ngoại của Thổ Nhĩ Kỳ, đặc biệt theo hướng Nga, đã có những thay đổi đáng kể. Nguyên nhân của điều đó không chỉ xuất phát từ mối quan hệ đầy mâu thuẫn phức tạp giữa Ankara và phương Tây, mà còn bởi lịch sử phát triển mối quan hệ song phương Nga-Thổ Nhĩ Kỳ vốn có từ hàng trăm năm.

Vị chuyên gia phân tích quan hệ quốc tế của Nga khẳng định rằng, trên thực tế, mức độ phát triển quan hệ với Nga xác định vị thế của Thổ Nhĩ Kỳ trên trường quốc tế.

Theo ông, Thổ Nhĩ Kỳ đã rút ra được bài học từ cuộc khủng hoảng quan hệ với Nga. Mặt khác, Erdogan đã thấy rõ rằng, chính Moscow đã ủng hộ nước này ngay sau cuộc đảo chính bất thành. Ankara nhận thấy tất cả những điều này và đang tìm cách đạt tiến bộ đáng kể trong quan hệ song phương với Moscow.

Nga-Thổ Nhĩ Kỳ đang quyết tâm đưa quan hệ lên “tầm cao mới”
Nga-Thổ Nhĩ Kỳ đang quyết tâm đưa quan hệ lên “tầm cao mới”

Bàn về “chất lượng mới” trong quan hệ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ mà Phó Thủ tướng Simsek đã nói tới sẽ thể hiện đầu tiên trong lĩnh vực nào, ông Sensoy cho rằng, trước hết, Thổ Nhĩ Kỳ cố gắng đảm bảo để các mối quan hệ với Nga tiếp tục phát triển và lên mức độ đã tồn tại trước vụ máy bay Nga bị bắn rơi.

Thứ hai là chắc chắn Ankara sẽ áp dụng tất cả các biện pháp cần thiết để ngăn chặn bất kỳ sự trục trặc hoặc xung đột với Nga trong các lĩnh vực hoặc khu vực mà hai nước có lợi ích chung.

Ngoài ra, mối quan hệ song phương cũng sẽ được nâng lên một tầm cao mới trong lĩnh vực an ninh. Có thể sẽ có những thay đổi đáng kể trong quy chế của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), khi Thổ Nhĩ Kỳ đang mong muốn SCO nâng cấp quy chế cho Ankara lên mức quan sát viên.

Ngoài những vấn đề về chính trị và ngoại giao, quân sự, Phó Thủ tướng Mehmet Simsek phụ trách khối tài chính và kinh tế trong chính phủ. Do đó, cái “chất lượng mới” trong quan hệ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ mà ông đề cập tới tất nhiên sẽ có liên quan đến các vấn đề thương mại, kinh tế và năng lượng.

Cấm vận trong lĩnh vực hàng không và du lịch đã được gỡ bỏ, “Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ đã được nối lại, nhà máy điện hạt nhân Akkuyu cũng có thể sẽ được tái khởi động, những đụng độ trong khu vực Biển Đen cũng đã chấm dứt, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đang có đủ cơ hội để nâng quan hệ lên một tầm cao mới.

Theo Huy Bình

Đất Việt