1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Phòng thủ điện từ trường chặn đứng mọi đòn tấn công

Cùng với tổ hợp Nudol, Nga đang thiết lập hệ thống phòng thủ điện từ trường - vũ khí có thể chặn đứng mọi đòn tấn công đường không từ bên ngoài.

Theo báo Konik (Nga) ngày 8/10, Nga đã tạo ra một hệ thống kiểm soát không gian có thể mở rộng đáng kể khả năng phòng thủ cho Moskva. Hệ thống phòng thủ điện tử có tên Rubezh có thể phát hiện tên lửa, đạn pháo và máy bay chiến đấu bằng các tháp điện từ trường di động được triển khai trên khắp nước Nga. Rubezh được phát triển bởi Tập đoàn Rostec.

Đại diện nhà sản xuất Rostec cho biết, mạng lưới GSM sẽ giúp lực lượng phòng thủ Nga phát hiện những mục tiêu khó thấy trên màn hình radar như tên lửa hành trình, máy bay không người lái và máy bay chiến đấu cỡ nhỏ của kẻ thù.

Nga thử nghiệm hệ thống A-235.
Nga thử nghiệm hệ thống A-235.

Các tháp và bộ truyền phát tín hiệu di động của Rubezh sẽ tạo ra một mạng lưới điện từ trường thông suốt. Khi các vật thể kim loại bay vào khu vực điện từ trường, ngay lập tức Rubezh phát hiện ra chúng. Tờ Konik dẫn nguồn tin quân sự Nga cho biết, hiện Nga có khoảng 250.000 tháp thu phát tín hiệu điện từ trường, và con số này sẽ tăng lên hằng năm.

Tập đoàn Rostec cho biết, với khả năng của Rubezh sẽ tạo ra một "môi trường phát hiện vật thể lạ" hoạt động liên tục 24/24h ở nhiều tần số khác nhau và tự động truyền dữ liệu đến các đơn vị tên lửa chống máy bay chiến đấu. Rubezh được lắp đặt không phải tại một trạm GSM, mà trực tiếp tại các trạm kiểm soát phòng không gian của Lực lượng Phòng không Vũ trụ Nga.

Để tăng cường hiệu quả diệt mục tiêu sau khi chúng bị Rubezh phát hiện, Nga đang tiến hành thử nghiệm hệ thống đánh chặn Nudol. Hiện thông tin về vụ thử đạn tên lửa thuộc tổ hợp Nudol vẫn được giữ bí mật, nhưng đây là dòng vũ khí được thiết kế để bắn hạ mọi mục tiêu trong các tầng quỹ đạo trái đất của Nga, trong đó có vệ tinh và tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) của đối phương.

Theo thông tin ban đầu được tiết lộ, Nudol là tên mật danh của tổ hợp A-235 là sản phẩm của Tổ hợp thiết kế Almaz-Antey. Được biết, ngay từ năm 2009, Nga tiết lộ thông tin đã hoàn thành việc phát triển và nâng cấp hệ thống radar cảnh giới và dẫn bắn Don-2NP – “Trái tim” của tổ hợp Nudol.

Thông tin về trạm radar này không được tiết lộ, nhưng chắc chắn nó sẽ mạnh mẽ hơn Don-2NP phiên bản tiêu chuẩn với khả năng bao quát tới 2.000km (nhiều nguồn tin là 3.700km) và độ cao tới 40km. Tầm bao quát của A-235 còn được mở rộng thêm nhờ các trạm radar cảnh báo sớm đặt khắp nước Nga. Ngoài ra, hệ thống Don-2NP sẽ phối hợp với mạng lưới của Rubezh để tăng cường khả năng phát hiện và săn tìm mục tiêu.

Theo các nguồn tin công khai, đạn tên lửa 51T6 của Nudol sẽ đảm nhiệm việc đánh chặn ở khoảng cách 1.500km và tầm cao 800 km; tên lửa 58R6 – 1.000km và 120km; đạn tên lửa 53T6M hoặc 45T6 đánh chặn mục tiêu ở khoảng cách 350km và độ cao 40-50km. Tất cả chúng đều có khả năng mang đầu đạn hạt nhân để nâng cao khả năng tiêu diệt ICBM của đối phương.

Với vụ phóng thử thành công hôm 25/5, nhiều khả năng tổ hợp A-235 đang trong quá trình hoàn thiện và sẽ sớm được triển khai để củng cố năng lực phòng thủ tên lửa của lực lượng Phòng không-vũ trụ Nga.

Clip Nga thử nghiệm hệ thống A-235:

Theo Tuấn Vũ

Đất Việt