1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Pháo trên tăng Armata bắn xuyên giáp dày 1m

Theo hãng RT, trong giai đoạn từ 2016-2017, lực lượng tăng thiết giáp Nga sẽ được tiếp 20 chiếc tăng Armata với trọng pháo lớn nhất thế giới.

Giám đốc của UVZ, ông Vyacheslav Khalitov, công ty đã sản xuất lô xe tăng Armata đầu tiên và hiện đang trải qua quá trình thử nghiệm cho biết, trong số 20 chiếc bàn giao đầu tiên cho quân đội có một số chiếc được trang bị trọng pháo 152 mm.

Trước khi thông tin về siêu pháo 152 mm dành cho Armata được công khai, hồi tháng 5/2015, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin đã lần đầu nói về loại pháo cỡ lớn này: "Với pháo 152 mm, tăng Armata có thể bắn thủng lớp thép dày 1m", ông Rogozin cho biết.

Nếu loại pháo này được Nga tích hợp trên tăng Armata, thì cũng đồng nghĩa với việc siêu tăng này sở hữu loại pháo lớn nhất thế giới, bởi hiện nay tăng Abrams của Mỹ có cỡ nòng 120mm, tăng chủ lực Challenger 2 của Anh với pháo chính L30A1 120mm và trên dòng tăng Đức cũng chỉ có cỡ nòng 120 mm.

Tăng Armata thử nghiệm bắn đạn thật.
Tăng Armata thử nghiệm bắn đạn thật.

Lần ra mắt chính thức trong Lễ duyệt binh tại Quảng trường Đỏ hôm 9/5/2015, Phó Tổng giám đốc của cơ quan xuất khẩu vũ khí nhà nước của Nga Rosoboronexport, Igor Sevastyanov cho biết, xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata sẽ được trang bị một tháp pháo tự động có khả năng điều khiển từ xa.

Bên cạnh đó có nguồn tin còn cho rằng, tên lửa chống tăng được sử dụng trên T-14 Armata được dẫn đường bằng laser với tầm bắn hiệu quả lên tới 5km song song với đó là mẫu đạn pháo thông thường. Ngoài ra nó còn được trang bị thêm các vũ khí phụ khác như pháo tự động 30mm và súng máy hạng nặng 12,7mm.

Về khả năng phòng thủ của T-14 Armata, hồi đầu năm 2014, Phó Thủ tướng Nga Dmitriy Rogozin từng úp mở về hệ thống phòng thủ được trang bị trên Armata. Theo đó, xe tăng Armata sẽ trang bị hệ thống phòng thủ chủ động Afganit với lượng nổ chuyên dùng cho phép đánh chặn đạn pháo, tên lửa tự dẫn ở cự ly gần, không quá 15-20m.

Theo một số nguồn tin, hệ thống Afganit đang được thử nghiệm để chống lại đạn pháo và tên lửa ở cự ly xa hơn trước khi trang bị cho Armata. Theo nhiệm vụ kỹ thuật, có kế hoạch mô phỏng tác động của đạn súng máy trên xe tăng với một số cỡ đạn với thân qủa đạn chống tăng. Có dự đoán là nếu bắn trúng quả đạn chống tăng thì quỹ đạo của nó sẽ bị thay đổi.

Ngoài ra, Nga còn có kế hoạch trang bị cho tăng Armata công nghệ tương tự radar của siêu tiêm kích Sukhoi T-50, cũng như trang bị súng máy bắn tự động hoàn toàn.

Đại tá Victor Murakhovskiy - Tổng biên tập tạp chí Arsenal (Kho súng đạn) kể cho báo Izvestia: “Radar của xe tăng hoạt động trong chế độ tự động sẽ phát hiện ra quả đạn đang bay tới. Bộ thiết bị tính toán sẽ đánh giá các thông số của quả đạn đó và ra quyết định sử dụng vũ khí có trên xe tăng”.

Theo vị chuyên gia này, hiện nay “lá chắn” Trophy của Israel là hệ thống bảo vệ xe tăng chủ động thành công duy nhất. Nhưng hệ thống này hoạt động theo nguyên lý khác: quả đạn nổ tạo ra trên chiếc xe bán cầu bảo vệ, bán cầu này tiêu diệt quả đạn chống tăng đang bay tới.

Dù một số thông tin về T-14 Armata vẫn được Nga bảo mật, tuy nhiên chỉ với những gì được công khai, siêu tăng này đã xứng đáng là loại tăng có sức mạnh công - thủ toàn diện nhất.

Clip tăng Armata bắn đạn thật:

Theo Tuấn Vũ

Đất Việt