1. Dòng sự kiện:
  2. Xung đột leo thang tại Trung Đông
  3. Ukraine tấn công tỉnh Kursk
  4. Xung đột leo thang ở Trung Đông

Những bức ảnh chưa từng công bố về vụ tấn công Lầu Năm Góc sau sự kiện 11/9

(Dân trí) - Khung cảnh trụ sở Lầu Năm Góc bị tấn công trong vụ khủng bố 11/9/2001 đã được một học viên nhiếp ảnh của một trường đại học gần đó ghi lại. Những bức ảnh chưa từng công bố cho thấy khoảnh khắc Lầu Năm Góc bốc cháy trước sự hoang mang của người dân Mỹ ngay sau vụ tấn công tòa tháp đôi của Trung tâm thương mại thế giới ở New York.

Trong ngày thứ hai của khóa học nhiếp ảnh tại trường đại học, Erica Lusk đã ghi lại được những hình ảnh hiếm hoi về Lầu Năm Góc trong sự kiện khủng bố ngày 11/9.

Đó là vào thời gian nghỉ giữa giờ của buổi học tại trường Thiết kế và Nghệ thuật, các sinh viên ở đây nghe thấy tin tức rằng 3 máy bay bị không tặc khống chế đã lao vào tòa tháp đôi ở Trung tâm thương mại thế giới và Lầu Năm Góc, trong khi một chiếc máy bay khác đang tiến về Nhà Trắng.

Ngay lập tức, giảng viên của Lusk nói với họ rằng, họ có máy quay và đây chính là lúc họ cần thể hiện và cũng chính là những gì mà họ đang học.

Trong lúc hỗn loạn như vậy, Lusk và các bạn học của cô vẫn tìm cách lao tới hiện trường Lầu Năm Góc và chụp những bức ảnh ghi lại khoảnh khắc này. Mặc dù hoảng sợ và chưa có sự chuẩn bị cũng như đang băn khoăn có nên đi tìm kiếm cậu em trai của mình lúc hỗn loạn này không, Lusk vẫn tự nhủ phải tập trung cho việc chụp ảnh.

“Mình tới đây để học nhiếp ảnh, mình đang đứng trước cơ hội ghi lại thời khắc lịch sử, vì vậy mình cần phải làm điều này”, Lusk tự nhủ. Cô đã chụp hết 3 đến 4 cuộn phim và sau đó đưa tới một trung tâm xử lý ảnh ngay khi cô trở về nhà.

15 năm sau đó, Lusk tiếp tục sống ở đây, và cô vẫn cảm thấy bồn chồn mỗi khi đi qua con sông Potomac, hay khi thấy một chiếc máy bay chuẩn bị hạ cánh , tiếng còi hú trên đường. Cô chưa tới Đài tưởng niệm Lầu Năm Góc nhưng nghĩ rằng cô cuối cùng đã có thể sẵn sàng cho sự viếng thăm này vào tháng tới.


Khung cảnh Lầu Năm Góc bốc cháy ngày 11/9/2001 sau khi máy bay mang số hiệu 77 của hãng hãng không American Airlines bị không tặc khống chế đâm vào. (Ảnh: Erica E. Lusk)

Khung cảnh Lầu Năm Góc bốc cháy ngày 11/9/2001 sau khi máy bay mang số hiệu 77 của hãng hãng không American Airlines bị không tặc khống chế đâm vào. (Ảnh: Erica E. Lusk)


Cảnh Lầu Năm Góc bốc cháy nhìn từ bờ sông Potomac. (Ảnh: Erica E. Lusk)

Cảnh Lầu Năm Góc bốc cháy nhìn từ bờ sông Potomac. (Ảnh: Erica E. Lusk)


Khuôn mặt một binh sĩ phủ đầy bụi ngồi trên thành cầu gần Lầu Năm Góc đang bốc cháy. (Ảnh: Erica E. Lusk)

Khuôn mặt một binh sĩ phủ đầy bụi ngồi trên thành cầu gần Lầu Năm Góc đang bốc cháy. (Ảnh: Erica E. Lusk)


Một người đàn ông dùng điện thoại bên ngoài Lầu Năm Góc. (Ảnh: Erica E. Lusk)

Một người đàn ông dùng điện thoại bên ngoài Lầu Năm Góc. (Ảnh: Erica E. Lusk)

Sự kiện 11/9 đã trở thành vụ tấn công khủng bố kinh hoàng nhất trong lịch sử nước Mỹ. Một nhóm không tặc lái hai may bay chở khách lao thẳng vào tòa tháp đoi của Trung tâm Thương mại Thế giới tại Manhattan , New York . Trong vòng 2 tiếng đồng hồ, cả hai tòa tháp bị sụp đổ. Một nhóm không tặc khác lái máy bay thứ 3 đâm vào trụ sở Bộ Quốc phòng Mỹ (hay còn gọi là Lầu Năm Góc) tạiVirginia. Chiếc máy bay thứ 4 rơi xuống một cánh đồng gần Shanksville thuộc bang Pennsylvania sau khi hành khách trên máy bay chống cự lại nhóm không tặc này.

Các vụ tấn công này đã khiến khoảng 3.000 người thiệt mạng, trong đó có 19 kẻ khủng bố, gây thiệt hại hàng nghìn tỷ USD.

Minh Phương

Theo Washington Post

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm