1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Nga chuẩn bị cho "cuộc chiến" mới với Mỹ?

Vị trí chủ đạo của khí đốt của Nga trên thị trường châu Âu đang bị đe dọa “sát sườn”, sau khi Mỹ khởi động việc cung cấp khí đốt cho châu lục này bằng chuyến hàng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) cho Bồ Đào Nha.

Một tàu LNG của công ty Cheniere Energy tại một trạm xuất LNG ở Texas (Mỹ)
Một tàu LNG của công ty Cheniere Energy tại một trạm xuất LNG ở Texas (Mỹ)

Tờ Thời báo Phố Wall (WSJ) đưa tin ngày 22/4, một tàu chuyên dụng chở gần 300m3 khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của công ty Mỹ Cheniere Energy đã xuất phát từ Louisiana (Mỹ) để đến Bồ Đào Nha và dự kiến sẽ đến bến đích vào ngày 26/4 tới.

Ngoài ra, theo WSJ, các công ty khai thác khí đốt từ đá phiến khác của Mỹ thời gian tới cũng sẽ nhanh chóng “đổ bộ” vào thị trường châu Âu. Hiện công ty Cheniere Energy của Mỹ cũng đã ký hợp đồng cung cấp khí đốt dài hạn với một loạt “đại gia” khí đốt châu Âu như: BG, Shell và Gas Natural…

Trước đó, Mỹ đã được dự báo có thể trở thành nước xuất khẩu khí đốt hàng đầu thế giới vào năm 2017 nhờ thành quả to lớn, có khả năng làm thay đổi cơ bản thị trường năng lượng Mỹ và toàn cầu của cuộc cách mạng khí đá phiến. Hoa Kỳ đã lần đầu tiên bắt đầu xuất khẩu khí đốt của mình hồi tháng 2/2016, khi đó công ty Cheniere Energy đã đưa lô hàng cung cấp đến Brazil.

Liên quan tới sự kiện quan trọng trên, giới phân tích quốc tế nhận định nguồn khí đốt dồi dào từ Mỹ trong thời gian tới có thể sẽ tràn đầy thị trường châu Âu - địa bàn mà khí đốt Nga luôn chiếm vị thế chủ đạo trong suốt thời gian dài.

Nhà phân tích Thierry Bros từ Société Générale cho rằng: “Việc Mỹ xuất khẩu khí đốt hóa lỏng sang châu Âu có thể sẽ gây ra một cuộc chiến giá cả giữa khí hóa lỏng của Mỹ và khí đốt dẫn theo đường ống của Nga – vốn đang chiếm 30% thị phần ở khu vực này. Động thái này sẽ buộc Nga phải sớm hạ giá khí đốt cho châu Âu để cạnh tranh với các công ty Mỹ”.

Trước đó, tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga đã tuyên bố không có kế hoạch tiến hành chiến tranh giá cả, nhưng nếu giá khí hóa lỏng LNG của Mỹ giảm xuống thì khả năng Nga cũng sẽ cố gắng cắt giảm chi phí của mình.

Hiện tại, Mỹ đang chào giá cung cấp khí đốt cho châu Âu ở mức 4,3 USD/1 triệu btu (đơn vị nhiệt lượng Anh), trong khi đó mức giá trung bình của phía Nga là 5,8 USD. Để cạnh tranh, mức giá của phía Nga có thể giảm xuống khoảng 3 USD.

Hôm 14/4, Gazprom đã đồng ý thay đổi công thức tính giá cung cấp khí đốt cho châu Âu. Theo đó, mức giá bán khí đốt cho châu Âu được tách biệt hoàn toàn so với giá dầu mỏ thế giới và được đàm phán theo các hợp đồng dài hạn. Động thái trên của tập đoàn được cho là để chuẩn bị cho cuộc chiến giá cả với phía Mỹ.

Theo

PetroTimes