1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Nga bất ngờ gia tăng hoạt động khiến NATO bất an

Theo Đài RFI, việc Nga gia tăng bất thường các hoạt động do thám (bằng vũ khí và con người) tại Baltic đang khiến phương Tây thực sự bất an.

Tăng cường nhân viên

Nguồn tin này dẫn báo cáo của Bộ An ninh Quốc gia (Pháp) đăng trên tờ Veidas phát hành tại Vilinus, nêu rõ: "Các thành phố Sakiai, Jurbarkas, Pagegiai và Silute tại Litva đã tiếp đón nhiều người làm việc dưới vỏ bọc quan chức đến từ Kaliningrad. Rất nhiều trong số này là nhân viên tình báo Nga và họ tìm cách thu thập thông tin về những dự án đang được tiến hành tại các thành phố trên, về các doanh nhân hay cơ quan tư pháp.

Đặc biệt, Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB) đang tìm hiểu toàn cảnh chính trị, kinh tế và quân sự tại vùng biên giới và tìm cách gây ảnh hưởng, đồng thời tham gia vào nhiều dự án hợp tác quốc tế với Nga", báo cáo nêu rõ.

Bản báo cáo này còn cho biết, tình báo Nga sử dụng những người dân sống ở vùng biên giới, những người này bị bắt giữ khi qua cửa khẩu với các lý do buôn lậu hay phạm luật, song thường được đề nghị hợp tác để có thể tiếp tục chở hàng về với số lượng không giới hạn.

Ngoài ra, Nga còn sử dụng phương pháp khác là chiêu dụ người dân Litva theo dõi trang thiết bị tại vùng biên giới. Trong khi đó, với cơ quan phản gián, Moskva vừa cử rất nhiều cán bộ đáng tin cậy đến Kaliningrad, mà gần đây nhất là Evgueni Zinitchev, từng là vệ sĩ thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin và là Thiếu tướng của FSB, vào vị trí thống đốc (tạm quyền) của vùng đất này.

Tiêm kích MiG-31 cùng Su-27 của Nga.
Tiêm kích MiG-31 cùng Su-27 của Nga.

Sự khó lường của Nga

Theo bản báo cáo này, ngoài việc gia tăng các hoạt động tình báo bằng con người, Nga còn đang khiến phương Tây thực sự lo ngại bằng việc gia tăng bất thường các chuyến bay tuần tra bằng chiến đấu cơ MiG-31 cùng hoạt động do thám ngầm. Tuy nhiên, báo Pháp không cho biết cụ thể số lượng các chuyến bay và tuần tra của tàu ngầm Nga.

Theo tình báo Pháp, sở dĩ tiêm kích MiG-31 vừa làm nhiệm vụ chiến đấu vừa do thám do máy bay này được trang bị hệ thống radar điện tử siêu mạnh Zaslon S-800. Tầm hoạt động tối đa của nó đối với các mục tiêu có kích thước máy bay chiến đấu xấp xỉ 200 km (125 mi), nó có thể theo dõi cùng lúc 10 mục tiêu và tấn công 4 mục tiêu trong số đó với tên lửa Vympel R-33 AA-9 Amos.

Hệ thống này chỉ bị giới hạn về phạm vi bao phủ mục tiêu phía sau (có lẽ là do mái che radar - giống như chỗ lồi lên phía trên và giữa các động cơ. Radar tích hợp với hệ thống tìm kiếm và theo dõi bằng tia hồng ngoại (IRST) trong bộ phận có thể thò ra thụt vào dưới mũi máy bay.

Một phi đội 4 chiếc MiG-31 bay tuần tra có thể bao trùm một diện tích lên tới 800x900 km, có thể thông tin với nhau qua đường truyền dữ liệu, radar kiểm soát được điều khiển bởi phi công ngồi sau.

MiG-31M, MiG-31D và MiG-31BS có một radar nâng cấp loại Zaslon-M quét mạng pha điện tử bị động (PESA) với ăng-ten lớn và phạm vi dò tìm lớn (400 km (250 mi) đối với mục tiêu có kích thước là máy bay cảnh báo và điều khiển trên không AWACS) và khả năng điều khiển tên lửa tấn công 6 mục tiêu cùng lúc cả trên không, mặt đất, mặt biển.

Hệ thống đồng hồ đo được thay thế bởi màn hình hiển thị tinh thể lỏng (LCD) đa chức năng (MFDs) hiện đại. Hệ thống đối phó điện tử được nâng cấp, với hệ thống đối phó điện tử (EMC) mới ở đầu cánh.

Ngoài hoạt động của MiG-31, tàu ngầm do thám của Nga cũng đang khiến phương Tây thực sự quan ngại bởi sự gia tăng bất thường những chuyến đi biển "đầy bí ẩn" tại Baltic. Sự khó lường của tàu ngầm Nga đã được chính người Mỹ thừa nhận.

Theo The New York Times, Lầu Năm Góc lo ngại về sự hiện diện của tàu chiến và tàu ngầm của Liên bang Nga trong các vùng biển có cáp truyền thông đảm bảo điện thoại và kết nối Internet cho Hoa Kỳ - theo The New York Times.

Truyền thông Mỹ cho biết rằng, Lầu Năm Góc lo ngại trong trường hợp gia tăng "căng thẳng và xung đột" giữa Mỹ và Nga, hệ thống tuyến cáp quang của Mỹ chạy ngầm dưới đáy biển sẽ bị Nga cắt đứt. Còn trong thời bình, Nga có thể đấu trộm vào đường cáp để “ăn cắp” thông tin.

Trong tình huống có chiến sự xảy ra, các tàu này của Nga có thể phá vỡ hoàn toàn liên lạc truyền thông, liên quan đến hoạt động của chính phủ, nền kinh tế và công dân không chỉ của Mỹ mà toàn bộ các nước phương Tây.

Đồng thời, The New York Times cũng cho biết, chính phủ Mỹ đã điều động một lực lượng không xác định, bí mật theo dõi hoạt động của tàu ngầm và tàu chiến của Liên bang Nga tại khu vực đặt hệ thống cáp thông tin liên lạc.

Clip Không quân Nga diễn tập tại Baltic:

Theo Tuấn Vũ

Đất Việt