1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Indonesia "khóa chặt" đà bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông

Quốc hội Indonesia đánh giá việc Trung Quốc cướp tàu đánh cá của nước này bị Hải quân Indonesia bắt giữ, là hành động cực kỳ nguy hiểm.

Quần đảo Natuna của Indenesia
Quần đảo Natuna của Indenesia

Để điều này không trở thành tiền lệ xấu, cơ quan lập pháp Indonesia yêu cầu chính phủ xây dựng một căn cứ quân sự mới trên quần đảo Natuna. Cơ sở này sẽ là một bức "tường thành" chặn đứng sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông.

Ngày 24/3, Mahfud Siddiq, Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng và Ngoại giao của Hạ viện Indonesia cho rằng: “Việc tăng cường một căn cứ quân sự trên đảo Natuna là một yếu tố quan trọng đối với hệ thống phòng thủ khu vực miền trung Indonesia, nơi có đường biên giới với nhiều quốc gia ở Biển Đông”.

Ông Siddiq còn nói thêm rằng từ năm 2015, ông đã yêu cầu chính quyền Jakarta nhanh chóng thực hiện kế hoạch trên.

Việc Siddiq nhắc lại lời kêu gọi tăng cường sự hiện diện quân sự của Indonesia tại vùng Natuna được đưa ra vài hôm sau sự cố ngày 19/3, khi một tàu tuần tra của Indonesia đã cố bắt giữ một tàu đánh cá Trung Quốc bị cho là đã hoạt động trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế Indonesia ngoài khơi quần đảo Natuna, nhưng đã bị tàu tuần duyên Trung Quốc đâm vào cản trở, và đánh tháo cho tàu cá Trung Quốc.

Dù không tranh chấp chủ quyền quần đảo Natuna với Indonesia, nhưng Trung Quốc lại thường xuyên xua tàu đánh cá tới vùng đặc quyền kinh tế của quần đảo Natuna để đánh bắt.

Từ năm 2014, Jakarta đã hành động cương quyết hơn, bắt các ngư phủ vi phạm lãnh hải của họ và đánh chìm tàu đánh cá bất hợp pháp.

Sau khi đắc cử trong một cuộc bỏ phiếu gay go, Tổng thống Joko Widodo đi thăm Nhật Bản, đã chính thức lên tiếng phủ nhận giá trị của đường chín đoạn mà Trung Quốc vẽ ra trong vùng Biển Ðông. Trên bản đồ, khu vực đường chín đoạn này không đụng chạm vào hải phận Indonesia kể cả quần đảo Natuna mà Trung Quốc phải chính thức xác nhận, sau khi Indonesia dọa sẽ đưa ra tòa nếu Trung Quốc không rút lại yêu sách về chủ quyền đối với các đảo này.

Năm 2015, Tổng thống Widodo còn ra lệnh tăng cường sự hiện diện quân sự tại vùng Natuna khi ông cho triển khai máy bay chiến đấu và máy bay do thám trên biển P3-C Orion trong khu vực. Lực lượng đồn trú tại chỗ cũng được tăng cường về mặt quân số cũng như vũ khí, với loại trực thăng tấn công Apache do Mỹ cung cấp được bố trí tại chỗ.

Theo AFP, AP...

PetroTimes