1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Hoàng đế ở tù

Vua Phổ Nghi, Hoàng đế cuối cùng của Trung Hoa, dành hẳn một chương trong cuốn tự truyện “Người Mãn Châu cuối cùng” để kể chuyện ông trở thành tù nhân ở Liên Xô.

Ngày 18-8-1945, Phổ Nghi chỉ còn là hoàng đế bù nhìn của Nhật tại Mãn Châu Quốc (1932-1945), một chính quyền do các quan nhà Thanh và quân phiệt Nhật lập nên tại phía đông Nội Mông (Trung Quốc). Ông đã thoái vị và chuẩn bị theo chân quân Nhật bại trận trốn chạy khỏi Trung Hoa.

Nhưng Hồng quân Liên Xô đánh chiếm một sân bay tại Mãn Châu Quốc và bắt Phổ Nghi cùng đoàn tùy tùng, đưa họ về Siberia giam giữ.

Ngay sau khi đáp máy bay xuống Siberia, Phổ Nghi được đưa vào một chiếc ô tô và chiếc xe chạy đi trong vài giờ đồng hồ. Khi Phổ Nghi đang lo sợ cho tính mạng của mình, bỗng nhiên có người dùng tiếng Trung để nói với ông, rằng ông có thể ra khỏi xe và đi vệ sinh. Người dùng tiếng Trung nói chuyện với ông là một binh sĩ Liên Xô gốc Hoa.

Phổ Nghi không bị nguy hiểm đến tính mạng, thậm chí cuộc sống của ông tại Chita và Khabarovsk trong 5 năm tiếp theo tương đối thoải mái.

Điểm dừng chân đầu tiên trên đất Nga của Phổ Nghi là một khu nghỉ dưỡng gần thành phố Chita. Ông được ăn ba bữa một ngày, một bữa trà chiều, tất cả đều được nấu theo kiểu Nga. Có đội ngũ bác sĩ, y tá kiểm tra sức khỏe, chăm sóc khi ông ốm. Chính quyền Xô Viết còn cung cấp sách, trò chơi cờ tướng và một radio. Phổ Nghi thường xuyên đi dạo, tận hưởng cuộc sống tại Chita.

Vào năm 1945, cuộc nội chiến giữa Quốc Dân đảng và quân du kích của Mao Trạch Đông tại Trung Hoa vẫn chưa có kết quả cuối cùng. Đó chính là lý do tại sao Liên Xô không vội vàng trao trả vị cựu Hoàng Phổ Nghi về Trung Hoa.

Hoàng đế ở tù - 1

Phổ Nghi không hề biết gì về tình hình chính trị thế giới lúc đó. “Không lâu sau khi sống ở Nga, tôi đã ảo tưởng rằng Liên Xô, Anh và Mỹ là đồng minh, vì vậy có thể tôi sẽ được đưa đến sống tại Anh hoặc Mỹ. Một cuộc sống lưu vong”.

Ông tin rằng, để có thể đến Anh hay Mỹ, đầu tiên phải được lưu lại tại Nga. Vì vậy mà ông đã vài lần viết thư xin chính quyền cho định cư vĩnh viễn tại Nga với lý do cả Quốc Dân đảng và quân Mao Trạch Đông đều muốn giết ông.

Sau này, Phổ Nghi được chuyển đến thành phố Khabarovsk. Cuộc sống của ông ở đây không được thoải mái như ở Chita, nhưng ông vẫn được hưởng một số đặc quyền.

Tại đây, những tù binh khác không còn gọi ông là “hoàng thượng” hay “bệ hạ” nữa, chỉ gọi là “sư phụ Phổ”. Ông không có tùy tùng mà chỉ có người nhà đem cơm và giặt quần áo. Chính quyền Xô Viết cho người đem cơm và giặt quần áo cho ông.

Phổ Nghi lại có niềm đam mê với việc trồng trọt. Ông bắt đầu trồng rau trên một khoảnh đất mà ông được giao. Niềm đam mê làm vườn này đã được ông đem về Trung Quốc. Sau khi được ra khỏi nhà tù, ông đã chọn trồng trọt làm nghề nghiệp của mình.

Phổ Nghi và người nhà chỉ có thể nghe ngóng thông tin về Trung Hoa thông qua hai nguồn là người phiên dịch của ông và báo Trud, một tờ báo tiếng Trung do Quân đội Liên Xô xuất bản.

Năm 1946, ông được đưa sang Tokyo để làm nhân chứng trước Tòa án Quân sự quốc tế vùng Viễn Đông. Ông viết “Tôi đã hoàn thành thành thật và trực tiếp lên án tội ác chiến tranh của quân đội Nhật. Tuy nhiên, khi nói về giai đoạn lịch sử này, tôi luôn tránh nói về tội lỗi của mình”.

Phổ Nghi cuối cùng đã tặng một số trang sức và tài sản của mình cho chính quyền Xô Viết. Ông tuyên bố muốn giúp Liên Xô phục hồi kinh tế sau chiến tranh.“Liên Xô đã thay đổi cuộc đời tôi, vì vậy tôi luôn mong ước những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với nước này, và tôi cũng sẽ tìm cách giúp đỡ”, Phổ Nghi viết trong tự truyện.

Tháng 8-1950, Phổ Nghi được trả về Trung Quốc, tạm thời rời xa những người thân của ông. Sau 10 năm tù ngục, Phổ Nghi mang số tù 891 được trả tự do và đến làm việc tại Vườn Bách Thảo Bắc Kinh. Ông còn được Mao Trạch Đông ủng hộ viết tự truyện về cuộc đời mình.

Theo Bảo Vĩnh (sưu tầm)

Cảnh sát toàn cầu