1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Định hình trật tự thế giới mới sau thượng đỉnh Nga - Mỹ

Nhà chính trị học, kinh tế học, nhà báo nổi tiếng Mikhail Khazin đã đưa ra giả thuyết cá nhân về cuộc gặp sắp tới giữa nhà lãnh đạo Nga và Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 16/7 sắp tới tại Helsinki.


Ảnh: AP

Ảnh: AP

Theo chuyên gia Khazin, để hiểu được bản chất cuộc gặp sắp tới, cần hiểu được một số khía cạnh của sự tồn tại hai quốc gia này từ những năm 50 – 60 của thế kỷ trước. Về vấn đề này, chuyên gia Khazin nhắc lại rằng, hơn nửa thế kỷ trước các siêu cường (Mỹ và Liên Xô) đã thiết lập nên một hệ thống quan hệ Yalta nhằm chia thế giới ra làm 3 phần lớn.

Phần thứ nhất đó là khu vực ảnh hưởng của Mỹ, phần thứ 2 là khu vực ảnh hưởng của Moscow, còn phần thứ 3 là tất cả các quốc gia còn lại, nơi mà hoạt động của các siêu cường cần có sự thỏa thuận một cách bí mật (bí mật gặp gỡ và đàm phán) hoặc công khai (thông qua Liên Hợp quốc).

Vào cuối những năm 80, hệ thống Yalta chấm dứt tồn tại, còn từ năm 1991 thì Washington tự cho mình quyền kiểm soát toàn bộ thế giới. Một số quốc gia không khuất phục Mỹ (Saudi Arabia và Vương quốc Anh), nhưng nhìn chung các quốc gia khác bị ép buộc bởi các quy tắc hành xử một cách nghiêm ngặt.

Điều đặc biệt là hiếm có người dám nỗ lực phá vỡ những quy tắc mới về địa chính trị này. Để duy trì khả năng kiểm soát tình hình, Mỹ đã xây dựng một hệ thống cơ sở hạ tầng khổng lồ, thậm chí đầu tư một lượng lớn tài nguyên và tiền bạc.

Tuy nhiên, sau những năm 2000, rất nhiều người mong muốn phá vỡ các quy tắc này, và Washington đã không biết cách đáp trả như thế nào đối với họ. Mỹ đã cố trừng phạt những người có tội. Theo đó sau cuộc khủng bố ngày 11/9, Mỹ đã đưa quân đến Iraq và Afghanistan, chống Nga và nhiều vấn đề khác.

Mặc cho có nhiều nỗ lực, nhưng Nhà Trắng đã không thể đưa thế giới tới mức độ ổn định như những năm 70 - 80. Nhưng nhiều vấn đề càng trở nên lớn hơn, bởi các nỗ lực theo đuổi các quy định của Mỹ đã dẫn tới việc Mỹ buộc phải tăng thêm chi phí cho việc đảm bảo hoạt động cho các cơ cấu thực thi các quy định này. Trong tình huống này, các nước nhỏ có thể không đồng ý. Họ đã từ chối thẳng thừng bởi giới chức chính trị trong nước cần phải chịu trách nhiệm về đất nước của mình. Và điều này cũng xảy ra thậm chí ở Đức, chuyên gia Khazin cho biết.

Theo ông, Tổng thống hiện nay của Mỹ đã mệt mỏi với tình hình này. Ông không còn muốn chi tiêu số nguồn lực khổng lồ của quốc gia cho việc hỗ trợ kẻ thù của mình trong thế giới tinh hoa tài chính. Tuy nhiên, việc tìm một hệ thống mới thay thế hệ thống thế giới hiện hành là rất phức tạp, nhưng cần thiết một sự thay đổi nào đó. Do đó ông Trump đang dự sẽ định làm lại thế giới. Không, ông sẽ không muốn trở lại hệ thống Yalta.

Trước hết, theo chuyên gia Khazin, lãnh đạo Mỹ sẽ đề xuất thiết lập một hệ thống “các siêu cường lớn” của cuối thế kỷ 19 – đầu thế kỷ 20. Có khả năng là chính điều này đã khiến lãnh đạo Mỹ mong muốn sẽ gặp Tổng thống Nga Putin.

Các đại diện của “trật tự thế giới cũ” sẽ rất không thích điều đó. Và hiển nhiên là họ lo ngại bởi Trump và Putin có thể mở bản đồ thế giới ra và bắt đầu vẽ lại bản đồ thế giới bằng các đường nét đỏ. Đồng thời, họ sẽ chỉ tham khảo ý kiến với Trung Quốc chứ không phải với bất kỳ quốc gia nào còn lại.

Theo Sơn Nguyễn

Tiền phong