1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Điều quân sát biên giới Nga: NATO lôi Moskva vào xung đột?

NATO đang gia tăng các hoạt động gây hấn và tìm mọi cách để lôi kéo Nga vào xung đột với tổ chức quân sự này.

NATO triển khai 4 tiểu đoàn sát biên giới Nga

Ngày 14/3, khi công bố báo cáo thường niên 2016 của liên minh quân sự NATO, ông Jens Stoltenberg, Tổng thư ký NATO tiếp tục đưa ra những lời cảnh báo đối với Nga.

Theo ông Stoltenberg, NATO sẽ triển khai 4 tiểu đoàn đa quốc gia tới Estonia, Latvia, Lithuania và Ba Lan trước tháng 6 năm nay.

“Ít nhất 17 quốc gia thành viên sẽ góp quân cho 4 tiểu đoàn này. Và chúng tôi tin rằng tất cả 4 tiểu đoàn sẽ vào vị trí tác chiến trước tháng 6”, ông Stoltenberg nhấn mạnh.

Theo ông Stoltenberg, NATO sẽ triển khai 4 tiểu đoàn đa quốc gia tới Estonia, Latvia, Lithuania và Ba Lan trước tháng 6 năm nay.
Theo ông Stoltenberg, NATO sẽ triển khai 4 tiểu đoàn đa quốc gia tới Estonia, Latvia, Lithuania và Ba Lan trước tháng 6 năm nay.

Thời gian gần đây, Mỹ và NATO đang tăng cường sự hiện diện quân sự ở những khu vực sát với biên giới Nga để đáp trả cái gọi là “mối đe dọa” từ Moskva.

Hồi tháng 9 năm ngoái, tại hội nghị thượng đỉnh ở Split (Croatia), đại diện NATO cũng cảnh báo, tổ chức quân sự này sẽ triển khai lực lượng phòng vệ và có khả năng chiến đấu lên tới 4.000 quân gần khu vực các quốc gia Baltic, gần biên giới nước Nga vào tháng 5/2017.

“Lực lượng này phục vụ công tác biên phòng, và có thể cả chiến đấu nếu cần thiết”, tuyên bố cho hay.

Theo kế hoạch được đưa ra, khoảng 1.000 quân từ căn cứ tại Đức sẽ được điều động tới Ba Lan vào tháng 4/2017. Đức cũng sẽ triển khai quân tới Lithuania.

Trong khi đó, phía Canada dự kiến điều quân tới Latvia và Anh đưa quân tới Estonia. Các quốc gia thành viên NATO khác chịu trách nhiệm bổ sung quân binh.

Ngoài ra, các nhân viên quân sự sẽ được triển khai tới khu vực gần biên giới phía Tây Bắc với Nga cùng lực lượng đặc nhiệm đa quốc gia, theo thỏa thuận mới được thông qua tại hội nghị thượng đỉnh NATO hồi tháng 7/2016 tại Ba Lan.

Thực hiện kế hoạch trên, từ tháng 2 vừa qua, truyền thông phương Tây đã liên tiếp đăng tải thông tin Hoa Kỳ đang chuẩn bị triển khai 1.000 binh sĩ cùng các loại phương tiện tới đông bắc Ba Lan, khu vực sát sườn Nga, vào cuối tháng 3.

Mục tiêu của việc triển khai quân trên để trấn an các đồng minh Đông Âu trong Khối NATO.

“1.000 binh sĩ trên dự kiến sẽ được điều tới thị trấn Orzysz của Ba Lan - nơi cách vùng Kaliningrad của Nga chỉ khoảng hơn 200 km”, tờ Deutsche Welle tiết lộ.

NATO tìm cách kéo Nga vào cuộc đối đầu?

Thực tế, quan hệ giữa Nga - NATO trở nên căng thẳng từ sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ của nước này hồi tháng 3/2014. Đặc biệt thời gian gần đây, tình hình ngày càng trở nên xấu đi khi châu Âu liên tiếp đưa ra cáo buộc điện Kremlin can thiệp và là nguyên nhân dẫn đến cuộc xung đột tại khu vực miền Đông Ukraine.

Trước những cáo buộc trên, chính quyền Tổng thống Putin đã thường xuyên lên tiếng chỉ trích các động thái gây hấn của NATO, đồng thời gọi đây là mối đe dọa đến hòa bình và ổn định khu vực, cũng như an ninh quốc gia của Nga.

Trong một tuyên bố được đưa ra tại cuộc họp với các cán bộ Cơ quan An ninh Liên bang (FSB) ngày 18/2, Tổng thống Putin cho rằng, NATO đang khiêu khích và tìm cách lôi kéo Nga vào cuộc đối đầu với tổ chức quân sự này.

Mỹ và NATO tìm cách đưa Nga vào cuộc chiến với tổ chức quân sự này
Mỹ và NATO tìm cách đưa Nga vào cuộc chiến với tổ chức quân sự này

Tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Warsaw tháng 7/2016, lần đầu tiên kể từ năm 1989, Nga được công nhận như một mối đe dọa an ninh lớn cho liên minh, việc kiềm chế Nga được chính thức tuyên bố như sứ mệnh mới của NATO”, ông Putin nhấn mạnh.

Ông chủ điện Kremlin cho rằng, vì mục đích này khối NATO sẽ tiến hành nhiều hơn nữa các hành động gây hấn với Nga.

“Điều đó trước đây cũng đã được thực hiện, nhưng bây giờ người ta tìm thấy lý do khác, lớn hơn và theo họ là nghiêm trọng hơn, những tiến trình triển khai vũ khí chiến lược và vũ khí thông thường đã được thúc đẩy ngoài biên giới quốc gia các nước hàng đầu tham gia Liên minh”, ông Putin nhấn mạnh.

Kết thúc phần trình bày của mình, nhà lãnh đạo Nga tiếp tục tái khẳng định: “Chúng ta không ngừng bị khiêu khích và bị nỗ lực lôi kéo vào cuộc đối đầu. Thường xuyên có những nỗ lực can thiệp vào công việc nội bộ của chúng ta, với mục đích gây mất ổn định tình hình xã hội và chính trị ở nước Nga”.

Những lo ngại trên của ông Putin hoàn toàn có cơ sở khi những ngày gần đây, bên cạnh tuyên bố điều quân đến sát biên giới Nga, Mỹ và phương Tây tiếp tục đưa những thông tin bất lợi cho Moskva.

Cụ thể, ngày 13/3 truyền thông phương Tây đồng loạt dẫn lời các quan chức Mỹ giấu tên cho biết nước này đã quan sát được động thái dường như là hoạt động triển khai lực lượng đặc nhiệm và máy bay không người lái của Nga tại căn cứ không quân Sidi Barrani, cách biên giới Ai Cập-Libya khoảng 100km.

Tuy nhiên ngay sau đó, Phó Chủ tịch thứ nhất Ủy ban Các vấn đề quốc tế thuộc Hội đồng Liên bang Nga Vladimir Dzhabarov đã bác bỏ thông tin trên.

“Bộ Quốc phòng không xác nhận điều đó. Đây là là thông tin giả nên chúng ta không cần để ý”, ông Dzhabarov nhấn mạnh.

Trong khi đó, quân đội Ai Cập cũng lên tiếng bác bỏ những cáo buộc trên của giới chức Mỹ.

“Không có bất kỳ binh sĩ nước ngoài nào trên đất Ai Cập. Đây là vấn đề thuộc về chủ quyền”, người phát ngôn quân đội Ai Cập Tamer al-Rifai tuyên bố hôm 13/3.

Chưa dừng lại, ngày 10/3 còn xuất hiện thêm thông tin, Nga triển khai tổ hợp tác chiến điện tử Murmansk-BN gây nhiễu có thể bao trùm cả châu Âu.

Rõ ràng Mỹ và phương Tây đang tìm mọi cách để lôi kéo Nga vào cuộc đối đầu với tổ chức quân sự NATO. Nếu không có một lập trường vững vàng, chắc chắn điện Kremlin sẽ bị rơi vào vòng xoáy và sập bẫy NATO.

Theo Hòa Bình

Đất Việt

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm