1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Chuyên gia: Vì sao Mỹ "không dám" mang F-22 sang Syria?

Những nhược điểm trên F-22 và F-35 khiến khả năng chiến đấu của chúng chỉ nhỉnh hơn một chút so với Su-27 và kém hơn Su-35.

Máy bay tiêm kích thế hệ thứ năm F-22 Raptor của Mỹ đã không có được những giải pháp công nghệ mang tính đột phá và đảm bảo ưu thế hơn so với các máy bay thế hệ thứ 4++ của Nga, trong đó bao gồm Su-35, Viện sĩ Yevgeny Fedosov, Giám đốc khoa học của Viện nghiên cứu khoa học nhà nước Nga (GosNIIAS) cho biết.

Máy bay chiến đấu F-22 của Mỹ. (Ảnh: en.wikipedia.org)
Máy bay chiến đấu F-22 của Mỹ. (Ảnh: en.wikipedia.org)

“Raptor không đủ khả năng vượt trội hơn so với các máy bay của chúng tôi, thậm chí Su-35 còn vượt trội hơn nó. Về nguyên tắc dự án xung quanh Raptor không có gì đặc biệt”, ông Fedosov cho biết khi so sánh giữa các máy bay tiêm kích của cả Nga và Mỹ.

Theo ông, F-22 Raptor được tạo ra giống như “một sai lầm lớn”.

“Tôi nghĩ rằng F-22 Raptor giống như một chiếc Su-27 có hiệu suất cao. Chúng không giới hạn về chi phí vì vậy chi phí ban đầu cho Raptor là rất đắt và vận hành nó cũng quá tốn kém. Để cất cánh được họ cần phải có 100 triệu USD, nhưng máy bay của chúng tôi có giá chỉ 30 đến 40 triệu USD”, Viện sĩ nhấn mạnh.

Theo Fedosov, F-22 không phải là máy bay đa năng. Trong danh sách các kỹ thuật đã ghi là có khả năng tiêu diệt các mục tiêu mặt đất nhưng thực tế chúng được tạo ra chỉ dành cho cuộc chiến “không đối không”.

Vì vậy trong cuộc chiến ở Syria, họ đột nhiên phát hiện ra rằng, họ không thể sử dụng các máy bay F-22 ở chiến trường này hoặc có sử dụng cũng không mang lại kết quả.

Mặc dù đã mắc sai lầm nhưng đến khi tiến hành dự án vàng F-35, họ tiếp tục đi vào con đường của F-22, ông Fedosov nhấn mạnh.

“Với dự án F-35 lãnh đạo Mỹ đã hoàn thành sai lầm chiến lược của mình. Họ quyết định xây dựng chiếc máy bay đa năng cho Không quân, tàu sân bay của Hải quân Mỹ và lực lượng Thủy quân lục chiến”, ông Fedosov nhận xét.

Máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 F-35 của Mỹ. (Ảnh: en.wikipedia.org)
Máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 F-35 của Mỹ. (Ảnh: en.wikipedia.org)

Ông lưu ý rằng, đối với phiên bản trên tàu sân bay, chiếc máy bay cần phải có khả năng cất, hạ cánh thẳng đứng. “Trong trường hợp này, chúng phải có thiết kế phù hợp và cấu tạo riêng. Lưu ý rằng, khi Hoa Kỳ phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 họ đã lưu ý vấn đề này nhưng cuối cùng không thu được kết quả. Chính vì vậy xuất hiện dòng F-18, F-15 dòng và dòng F-16. Đó là ba máy bay khác nhau. F-16 được xây dựng cho NATO, thực hiện bán, giao hàng cho các đồng minh. F-15 chủ yếu là cho các đon vị trong nước còn F/A-18 - loại máy bay trên tàu sân bay”, chuyên gia này giải thích.

Vì vậy việc thực hiện cùng lúc ba chức năng nhưng cấu tạo của chúng gần như không thay đổi khiến khả năng chiến đấu bị nghi ngờ.

Có thể việc cố tình nhồi nhét cả ba phiên bản vào một thiết kế là nguyên nhân khiến loại máy bay này tiếp tục xuất hiện nhiều lỗ hổng mới khiến các nhà chức trách đau đầu.

Trong khi Mỹ đang cố gắng khắc phục để đưa vào trang bị thì dường như Nga chậm hơn nhưng chắc chắn hơn. Mỹ trang bị máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 F-35 nhưng khả năng chiến đấu của chúng chưa đạt yêu cầu và tiếp tục phải hoàn thiện, trong khi T-50 của Nga từng bước hoàn thành các cuộc thử nghiệm và sẽ xuất hiện sớm. Rõ ràng ưu thế trên không của Hoa Kỳ đang dần mất vào tay Nga.

Theo Chí Huy

Đất Việt