7 bí mật đáng sợ về nghiện điện thoại di động

(Dân trí) - Theo nghiên cứu của công ty phân tích truyền thông comScore, năm 2017, người Mỹ trung bình dành khoảng 2 giờ 51 phút mỗi ngày cho điện thoại thông minh. Nếu cứ như vậy, thời gian chúng ta dành cho những ứng dụng mạng xã hội trong suốt cuộc đời lên tới 5 năm và 4 tháng, nhiều hơn 36% so với thời gian dành cho việc ăn và uống).

Nói cách khác, nếu bạn từng tự hỏi liệu cảm giác bứt rứt mỗi khi lướt trên Instagram có phải là một dấu hiệu của nghiện thực sự hay không, thì bạn có thể không cần phải băn khoăn nữa.

7 bí mật đáng sợ về nghiện điện thoại di động - 1

1. Có một bài test về nghiện điện thoại di động

Nếu từng sử dụng Facebook, chắc bạn biết có khá nhiều những bài test kiểm tra đủ mọi thứ của con người. Một trong số những bài kiểm trang đáng để bạn dành ra vài phút trong đời là Smartphone Compulsion Test (Test ám ảnh điện thoại), được phát triển bởi TS David Greenfield, Trung tâm Nghiện Internet và Công nghệ thuộc Trường Y Đại học Connecticut.

Theo Greenfield, câu trả lời "có" cho hơn 5 trong số 15 câu hỏi chỉ ra mối quan hệ “có vấn đề” của một người với thiết bị di động. Hãy thử làm - nhưng hãy chuẩn bị tinh thần. Trong thời buổi hiện nay có vẻ như "cách duy nhất để đạt điểm dưới 5 trong bài kiểm tra này là không có điện thoại thông minh".

2. "Phubbing" là một vấn đề

Bạn biết thói quen khó chịu của bạn mình là hay xem điện thoại trong khi đang nói chuyện? Thói quen này rất phổ biến, và bây giờ có một cái tên thực sự: phubbing. Được ghép từ hai từ "phone" (điện thoại) và "snubbing" (phớt lờ), phubbing là một từ mới trong tiếng Anh để chỉ hành vi "tập trung chú ý vào các thiết bị di động mà phớt lờ những người xung quanh", hay “nô lệ” của công nghệ. Bạn sẽ không bao giờ làm như vậy, phải không?

3. Các ứng dụng mạng xã hội được thiết kế để “câu” bạn

Bạn có thấy mình với lấy chiếc điện thoại trong vô thức? Hoặc refresh các bài đăng trên mạng xã hội ngay cả khi vừa mới xem chúng vài phút trên? Đừng vội đổ tại cho sự thiếu ý chí của bản thân. Sự thật là, gần như mọi ứng dụng trên điện thoại của bạn đã được thiết kế chuyên nghiệp để tạo ra những phản ứng này bởi các nhà thiết kế có kỹ năng trong việc tác động vào các chất dẫn truyền thần kinh trong não để gợi ra những hành vi nghiện ngập.

Ví dụ: Instagram đã tạo ra mã cố ý giữ lại những “like” mới cho người dùng thấy sao cho có thể đưa ra một loạt chúng trong một cú đánh đột ngột vào thời điểm hiệu quả nhất-nghĩa là thời điểm khi thấy những “like” mới sẽ khiến bạn không muốn đóng ứng dụng ".

4. Điện thoại thông minh và máy đánh bạc có điểm chung

Bạn biết rõ điều đó: cảm giác hồi hộp mỗi khi nhấc điện thoại lê. (Liệu có phải là lời nhắn từ anh chàng mới quen trong bữa tiệc hôm qua, hay là tin báo của sếp về một dự án mới?!) Vâng, các nhà tâm lý học có một thuật ngữ dành cho cảm giác hồi hộp không thể cưỡng lại trước sự kiện khó đoán trước: phần thưởng không liên tục. Và hãy đoán xem liệu có thiết bị thông thường nào khác khuyến khích các hành vi gây nghiện thông qua sự chờ đợi một điều gì đó rất hào hứng có thể xảy ra bất cứ lúc nào? Đó chính là máy đánh bạc. Trong thực tế, điện thoại thông minh về cơ bản là một chiếc máy đánh bạc mà chúng ta giữ trong túi.

5. Điện thoại làm thay đổi bộ não của chúng ta

Bạn cảm thấy không thể tập trung hơn nữa? Khả năng ghi nhớ những điều đã đọc trở nên kém hơn nhiều kể từ khi bạn bắt đầu chia sẻ những thứ ban đọc được trên mạng? Theo các chuyên gia, khi chúng tôi đọc thông tin trên mạng, cảnh quan lộn xộn của các liên kết và quảng cáo và sự chú ý cao độ nhất thời do bị đòi hỏi bởi việc cuộn trang màn hình dẫn đến một mâu thuẫn về mặt khái niệm: "trạng thái xao lãng tập trung cao độ ". Và trong khi sự xao lãng này có vẻ là tạm thời, những ảnh hưởng của nó thực ra lại rất dài. Loại xao lãng tập trung thường xuyên này không chỉ có khả năng tạo ra những thay đổi lâu dài trong não; mà còn đặc biệt hiệu quả trong chuyện này.

6. Ứng dụng đang bán thứ giá trị nhất mà chúng ta có

Vâng, mạng xã hội có thể rất vui - nhưng điều quan trọng cần nhớ là những ứng dụng đó không chỉ đơn giản là chia sẻ bản thân. Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao các ứng dụng mạng xã hội lại miễn phí?. Đó là vì chúng ta không thực sự là khách hàng và bàn thân nền tảng của mạng xã hội không phải là sản phẩm. Thay vào đó, khách hàng là những nhà quảng cáo. Và sản phẩm được bán là sự chú ý của chúng ta ... Đây thực sự là một thương vụ béo bở vì sự chú ý là thứ quý giá nhất mà chúng ta có. Kho chúng ta đang quyết định dành sự chú ý cho cái gì trong một khoảnh khắc nhất định, chúng ta đang đưa ra quyết định rộng hơn về việc chúng ta muốn dành cuộc đời mình như thế nào.

7. Có lý do chính đáng khiến các nhà phát minh công nghệ không cho phép con cái sử dụng các thiết bị

Khi bạn là cha mẹ, nghĩ đến những hành vi tiêu cực của chính mình do điện thoại di động của chính mình đã khiến bạn khó chịu - nhưng bạn sẽ thấy khó chịu gấp đôi khi chứng kiến những thói quen này nhiễm vào con bạn. Đó là lý do tại sao trong cuộc sống cá nhân, nhiều nhà phát minh công nghệ hàng đầu đã chọn cách bảo vệ gia đình trước các thiết bị càng lâu càng tốt.

Hãy xem Steve Jobs không cho con sử dụng iPad. Còn Và Bill và Melinda Gates không cho con sở hữu điện thoại cho đến năm 14 tuổi.

Thật đáng sợ?

Đừng sợ: vẫn có một số tin tốt - đó là chúng ta đều có cơ hội để đảo ngược tiến trình này, để sửa đổi hành vi nghiện ngập và tìm kiếm mối quan hệ tích cực và hữu ích, chứ không độc hại, với chiếc điện thoại. Bắt đầu từ đâu? Nếu bạn cần một số hành động ngay lập tức, thì có rất nhiều bước đơn giản mà bạn có thể thực hiện ngay bây giờ.

Đầu tiên, hãy vào phần cài đặt của bạn và vô hiệu hóa các thông báo trên điện thoại. (Vâng, tất cả). Tiếp theo, tải xuống một ứng dụng theo dõi nào đó, như Moment, có thể giúp bạn kiểm tra xem mình dành bao nhiêu thời gian cho việc nhìn màn hình điện thoại. Cuối cùng, hãy bỏ điện thoại ra khỏi phòng ngủ và mua một chiếc đồng hồ báo thức.

Và hãy nhớ: ngày mai là một ngày hoàn toàn mới.

Cẩm Tú

Theo Health