1. Dòng sự kiện:
  2. Xuyên Việt Oil

Khởi tố vụ án hình sự tại Cục thi hành án Dân sự Long An

(Dân trí) - Cơ quan điều tra Viện KSND Tối cao đã có thông báo về việc khởi tố vụ án hình sự “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Cục Thi hành án dân sự tỉnh Long An trong việc kê biên, thẩm định, bán đấu giá và giao tài sản tại Công ty cổ phần dệt Long An.

khoito12

Cơ quan điều tra của Viện KSND Tối cao đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Cục thi hành án dân sự tỉnh Long An.

Theo Thông báo số 09/VKSTC-C1(P5) do ông Mai Văn Linh – Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra ký ngày 5/12, sau khi tiến hành kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm theo đơn của bà Nguyễn Thị Cúc – Giám đốc Công ty cổ phần Dệt Long An tố cáo Chấp hành viên Cục thi hành án dân sự tỉnh Long An có hành vi thiếu trách nhiệm trong việc kê biên tài sản, thẩm định giá, bán đấu giá và giao tài sản cho người mua trúng đấu giá trong quá trình thi hành Bản án số 25/2013/KDTM-PT ngày 30/10/2013 của TAND tỉnh Long An, gây thiệt hại về tài sản cho Công ty CP Dệt Long An.

Căn cứ Điều 100 Bộ luật tố tụng hình sự, Cơ quan điều tra ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 23/VKSTC-C1(P5) về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại Điều 285 Bộ luật hình sự, xảy ra tại Cục thi hành án dân sự tỉnh Long An.

Trước đó, bà Cúc có đơn tố cáo những hành vi cố ý vi phạm pháp luật trong quá trình tổ chức Thi hành án Dân sự (THADS) của ông Nguyễn Văn Gấu, Cục trưởng Cục THADS tỉnh Long An; ông Đỗ Văn Minh, ông Nguyễn Văn Tài, Chấp hành viên. Cụ thể, bà Cúc tố cáo ông Gấu cố ý ra Quyết định số 314/QĐ-CTHA ngày 13/3/2014 trái pháp luật.

Theo hồ sơ, Công ty cổ phần Dệt Long An và Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) xảy ra tranh chấp và kiện nhau ra tòa. Tại các bản án từ năm 2011 đến năm 2013, tòa tuyên xử buộc Công ty cổ phần Dệt Long An phải xử lý tài sản thế chấp để trả cho Techcombank tổng số tiền hơn 131 tỷ đồng và lãi suất chậm thi hành án.

Cục THADS tỉnh Long An sau đó đã kê biên, xử lý tài sản vào tháng 5/2014, gồm trụ sở công ty, xưởng dệt, xưởng nhuộm, máy móc thiết bị và các quyền lợi phát sinh. Sau khi kê biên, do các bên đương sự không thỏa thuận được về giá nên chấp hành viên đã phối hợp với các cơ quan về thẩm định giá. Từ tháng 5/2015, Cục THADS Long An 4 lần thẩm định giá nhưng không thành do doanh nghiệp không đồng ý vì quá trình thẩm định có nhiều sai phạm.

Từ sai phạm của cơ quan thi hành án, phía trúng đấu giá mua tài sản đã tháo dỡ, cho nhiều xe tải chở thiết bị, máy móc ra ngoài, làm hư hỏng, mất mát rất nhiều tài sản không bị kê biên, định giá, bán đấu giá.
Từ sai phạm của cơ quan thi hành án, phía trúng đấu giá mua tài sản đã tháo dỡ, cho nhiều xe tải chở thiết bị, máy móc ra ngoài, làm hư hỏng, mất mát rất nhiều tài sản không bị kê biên, định giá, bán đấu giá.

Sau đó, cơ sở của Cty Dệt Long An được Công ty TNHH dịch vụ đấu giá tài sản Miền Nam bán đấu giá ngày 24/1. Đơn vị trúng giá là Công ty TNHH sản xuất và đầu tư Phúc Thịnh (Long An). Ngay sau khi tài sản bị bán đấu giá, bà Nguyễn Thị Cúc tiếp tục có đơn khiếu nại cho rằng việc đấu giá này trái pháp luật.

Bà Cúc tố cáo những hành vi được cho là vi phạm pháp luật của chấp hành viên và lãnh đạo Cục THADS tỉnh Long An. Theo bà Cúc, dây chuyền máy thiết bị được thẩm định 27,6 tỷ đồng là không đúng vì chỉ riêng một số tài sản như 50 máy dệt khí nén, 5 máy nén khí, hệ thống máy hồ cũng có giá trên 5,7 triệu USD.

Từ sai phạm của cơ quan thi hành án, phía trúng đấu giá mua tài sản đã tháo dỡ, cho nhiều xe tải chở thiết bị, máy móc ra ngoài, làm hư hỏng, mất mát rất nhiều tài sản không bị kê biên, định giá, bán đấu giá.

Liên quan đến vụ việc này, bà Nguyễn Thị Cúc đã có đơn tố cáo gửi đến nhiều cơ quan chức năng về việc bị chiếm đoạt nhiều tài sản với giá trị lên đến 30 tỷ đồng.

Báo Dân trí tiếp tục thông tin vụ việc.

Trung Kiên