Vẫn ngập tràn biển hiệu tiếng Trung ở các làng mộc Đồng Kỵ

(Dân trí) - Các loại hình kinh doanh, giải trí ở các làng mộc quanh Đồng Kỵ bây giờ đều đang hướng tới phục vụ các thương lái Trung Quốc là chính. Vì thế các biển hiệu quảng cáo tại đây vẫn tràn ngập tiếng Trung, cho dù đã sửa tỉ lệ chữ tiếng Trung nhỏ hơn theo quy định hoặc chỉnh lại cho na ná phiên âm tiếng Trung.

Tháng 6/2016, sau khi báo chí lên tiếng về một số làng nghề khu vực phường Đồng Kỵ (Bắc Ninh), tràn lan biển hiểu tiếng Trung Quốc, các cơ quan chức năng tỉnh Bắc Ninh đã lập đoàn kiểm tra xuống trực tiếp phường Đồng Kỵ để lập biên bản, tháo dỡ đồng thời thu hồi nhiều biển quảng cáo bằng tiếng Trung không đúng quy định. Các biển hiệu này gần như hoàn toàn đều là tiếng Trung, nếu có chữ Tiếng Việt thì kích thước cũng rất bé.

Biển hiệu hàng bánh mì lúc đó cũng toàn tiếng Trung (Nguồn: Vietnamnet)
Biển hiệu hàng bánh mì lúc đó cũng toàn tiếng Trung (Nguồn: Vietnamnet)

Theo quan sát của PV Dân trí ghi nhận ngày 13/12, mặc dù nhiều hộ kinh doanh đã chỉnh sửa nhưng các biển hiệu quảng cáo tại đây vẫn tràn ngập tiếng Trung, cho dù đã sửa tỉ lệ chữ tiếng Trung nhỏ hơn theo quy định.

Vẫn ngập tràn biển hiệu tiếng Trung ở các làng mộc Đồng Kỵ - 2

Anh Đàm Công Nam là con trai của một chủ cơ sở sản xuất gỗ tại làng Kim Bảng, Hương Mạc cho biết, do thường xuyên làm ăn buôn bán với người Trung Quốc mà lại rất ít người biết tiếng Trung nên người dân ở đây thường phải treo biển tiếng Trung để dễ kinh doanh.


Ngay cả cái tên Tiếng Việt nghe cũng rất giống phiên âm tiếng Trung

Ngay cả cái tên Tiếng Việt nghe cũng rất giống phiên âm tiếng Trung

Theo anh Nam, vốn nổi tiếng từ xa xưa về nghề làm gỗ nhưng các thương lái Trung Quốc lại rất ít đến phường Đồng Kỵ mua hàng mà đa phần chỉ mua hàng sơ chế tại các làng xung quanh phường Đồng Kỵ. Đa số các sản phẩm tại Đồng Kỵ đã là thành phẩm hoàn thiện và thường chỉ phục vụ nhu cầu trong nước, nên tại đây gần như không có biển hiệu tiếng Trung.

Một biển hiệu nghe khá giống phiên âm tiếng Trung khác
Một biển hiệu nghe khá giống phiên âm tiếng Trung khác

Vì thế những chỗ xuất hiện nhiều biển hiệu tiếng Trung Quốc chủ yếu là ở các làng Kim Bảng, Đồng Hương, Mai Động, Phù Khê. "Sau nhiều lần được báo chí và các cấp chính quyền vào cuộc quyết liệt thì các hộ kinh doanh cũng đã sửa lại phần nào biển hiệu nhưng cũng chỉ phải làm cho “phải phép" thôi", anh Nam cho biết.

Dịch vụ vận chuyển còn dịch cả lộ trình
Dịch vụ vận chuyển còn dịch cả lộ trình

Chị Nguyễn Quỳnh Oanh, là một người sống tại Từ Sơn (Bắc Ninh) cho biết, học sinh cấp 3 ở đây nếu không thi được đại học thì sẽ về học tiếng Trung để phụ giúp cho công việc làm ăn của gia đình.

Nhà nghỉ như này không đếm xuể
Nhà nghỉ như này không đếm xuể

Ở Từ Sơn vài năm gần đây có rất nhiều khách sạn, nhà nghỉ mọc lên để phục vụ khách Trung Quốc tới làm ăn. Đã có khoảng 30 khách sạn được xây dựng trong khoảng 1 – 2 năm gần đây. 'Còn nhà nghỉ thì nhiều không đếm được và đều treo biển có cả tiếng Trung và tiếng Việt", chị Oanh cho biết.


Lạm dụng tiếng Trung đang trở thành điều phổ biến tại làng nghề này

Lạm dụng tiếng Trung đang trở thành điều phổ biến tại làng nghề này

Đã sửa phần nào nhưng biển hiệu kinh doanh vẫn phải thêm vài chữ tiếng Trung vào
Đã sửa phần nào nhưng biển hiệu kinh doanh vẫn phải thêm vài chữ tiếng Trung vào

Vẫn ngập tràn biển hiệu tiếng Trung ở các làng mộc Đồng Kỵ - 9

Tên cửa hàng nghe như phiên âm 1 dòng họ của Trung Quốc

Tên cửa hàng nghe như phiên âm 1 dòng họ của Trung Quốc


Cả con phố đều là các biển hiệu có cả 2 thứ tiếng Trung - Việt

Cả con phố đều là các biển hiệu có cả 2 thứ tiếng Trung - Việt

Điều đáng nói, mặc dù tình trạng này đã được các cơ quan chức năng địa phương vào cuộc quyết liệt song việc người dân ở đây quá lạm dụng tiếng nước ngoài trên các biển hiệu quảng cáo cho thấy ý thức, lòng tự tôn dân tộc đối với tiếng mẹ đẻ vẫn còn bị xem nhẹ. Ngay chính một số người dân sở tại cũng cho rằng, dù việc làm ăn, kinh doanh với người Trung Quốc có tốt lên, tạo công ăn việc làm, thu nhập cho bà con nhưng cũng không nên để tiếng nước ngoài "át" cả tiếng mẹ đẻ ngay trên chính đất nước mình.

Thế Hưng