1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Quản trị doanh nghiệp Việt: “xoay xở” sao trong kỷ nguyên số

Có thể bạn đã nghe qua cụm từ khóa “Công nghệ 4.0” khi nó được nhắc đến khá nhiều trên truyền thông và mạng xã hội trong thời gian gần đây. Hơn thế nữa đây cũng là xu thế công nghệ tất yếu mà Việt Nam phải hướng đến nếu muốn theo kịp các nước phát triển trên thế giới. Nhưng ứng dụng công nghệ này vào quản trị doanh nghiệp đó là xu hướng tất yếu của thế giới, nhất là các doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, trong quản trị doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tại Việt Nam thì khó hay dễ? đã bao nhiêu doanh nghiệp làm được điều đó?

Tối ưu hóa quản trị bằng công nghệ

Trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, hàng hóa và dịch vụ ngày càng trở nên gay gắt, cùng với tác động mạnh mẽ của kỷ nguyên số, nhiều cơ hội và thách thức đang đặt ra cho các doanh nghiệp. Để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, đòi hỏi doanh nghiệp phải nỗ lực hoàn thiện quy trình quản lý để sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đặc biệt với các công ty, tập đoàn lớn thì việc kiểm soát nguồn lực đối với nhà lãnh đạo là rất quan trọng.

Trong xu hướng “thế giới phẳng” thì thông tin chính là tài sản quan trọng của doanh nghiệp. Cơ hội có được thông tin và có được nó một cách nhanh nhất, chính xác nhất sẽ là chìa khóa thành công của mỗi doanh nghiệp. Việc áp dụng các giải pháp phần mềm vào quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trở thành phương án tối ưu để giải quyết nhu cầu đó. Phần mềm sẽ giúp các nhà quản trị luôn có được những thông tin chính xác, kịp thời về tình hình hoạt động của doanh nghiệp thông qua các công cụ thống kê, phân tích và khả năng truy xuất, tra cứu mọi lúc, mọi nơi với dữ liệu phát sinh theo thời gian thực.

Quản trị doanh nghiệp Việt: “xoay xở” sao trong kỷ nguyên số - 1

Khi nền kinh tế không ngừng tăng trưởng, quy mô nhiều doanh nghiệp được mở rộng, đặc biệt là những doanh nghiệp lớn. Mở rộng quy mô đồng nghĩa với việc gia tăng độ phức tạp về nghiệp vụ đối với tất cả các phòng ban từ kinh doanh – marketing, dự án – công trường, tài chính - kế toán, hành chính - nhân sự... Đây còn là khó khăn lớn khi nhiều công ty có những bài toán đặc thù của ngành. Mỗi lĩnh vực, mỗi doanh nghiệp đều có những đặc điểm khác nhau đòi hỏi những yêu cầu quản lý khác nhau.

Tuy nhiên, thực tế tại nhiều doanh nghiệp Việt Nam, việc ứng dụng công nghệ phục vụ quản lý còn rất nhiều hạn chế. Nhiều cuộc khảo sát thực hiện việc áp dụng công nghệ vào quản trị và sản xuất đối với các doanh nghiệp đều cho thấy, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ vai trò của công nghệ, chưa kết hợp chặt chẽ ứng dụng số hóa với quá trình tái cơ cấu sản xuất, kinh doanh và đổi mới phương thức quản lý.

Ngay cả khi đã thay đổi nhận thức, chấp nhận áp dụng công nghệ vào quản lý, nhiều doanh nghiệp cũng không dám “đi tới cùng”, nên việc áp dụng công nghệ chỉ dừng lại nửa vời.

Thậm chí, trong số các doanh nghiệp áp dụng các bộ tiêu chuẩn phục vụ sản xuất như ISO, Kaizen,… nhưng số doanh nghiệp áp dụng phần mềm quản trị vẫn rất khiêm tốn. Điều đó cho thấy có rất nhiều thử thách cho việc ứng dụng thành công một hệ thống phần mềm phục vụ công tác quản lý.

Trong khi đó, doanh nghiệp các nước trong khu vực đã ứng dụng công nghệ để phân tích thị hiếu khách hàng và lên phương án kinh doanh hiệu quả thì nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn chưa tiếp cận được các ứng dụng công nghệ trong quản lý kinh doanh (Sales và Marketing). Vậy việc ứng dụng công nghệ 4.0 vào quản trị doanh nghiệp Việt là việc hết sức nan giải.

Hướng đi nào?

Về vấn đề này, nhiều chuyên gia quản trị cho biết họ đã từng may mắn khi có cơ hội trao đổi với lãnh đạo các doanh nghiệp hàng đầu thế giới. Lãnh đạo các doanh này cho rằng về kinh doanh, vấn đề không chỉ phải là ứng dụng công nghệ mà là phải số hoá như số hoá kế toán, quản trị kinh doanh cũng phải được số hoá, tất cả lĩnh vực về tài chính tiền tệ đều được đào tạo dưới dạng số hoá. Chẳng hạn về tiêu chí tuyển dụng nhân sự, tiêu chí lựa chọn nhân lực trong tương lai là phải có kỹ năng số hoá. Thực sự là một thách thức quá lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.

Làm sao để kiểm soát tốt hoạt động của từng công ty thành viên mà còn kết nối vững chắc thông tin với tập đoàn. Một doanh nghiệp phát triển các dự án bất động sản trăn trở với bài toán về hệ thống kênh phân phối nhiều cấp, sàn (F1, F2…) số lượng sản phẩm nhiều, đa dạng chủng loại. Không chỉ tại từng đơn vị thành viên, làm sao để việc đồng nhất dữ liệu xuất báo cáo hỗ trợ cho Ban lãnh đạo theo dõi, phân tích kết quả để có những quyết định, chiến lược phù hợp cho từng đơn vị thành viên.

Trường hợp đang được nói đến ở đây là Công ty CP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (TTC LAND –tiền thân là Sacomreal) là doanh nghiệp đi đầu và tiên phong trong cộng đồng doanh nghiệp bất động sản, đã mạnh dạn áp dụng công nghệ mới vào quản lý và điều hành doanh nghiệp khi hợp tác với FPT Software và Microsoft để triển khai hệ thống Microsoft Dynamics 365 On Cloud.

Bộ giải pháp Microsoft Dynamics 365 hỗ trợ cho các doanh nghiệp giải quyết những vấn đề khó khăn trong công tác quản trị. Bộ giải pháp này đã được ứng dụng thành công tại nhiều tập đoàn lớn trên thế giới như Mitsubishi, Starbucks, Aeon,…giúp doanh nghiệp tối ưu trong công tác quản trị bán hàng, kênh bán hàng, sàn phân phối, bán lẻ, chăm sóc khách hàng cũng như quản trị chuỗi cung ứng và hoạt động tài chính, nhân sự.

Bên cạnh chức năng là một giải pháp quản trị vận hành, Microsoft Dynamics 365 còn cung cấp giải pháp báo cáo quản trị thông minh (BI) giúp cho các lãnh đạo doanh nghiệp có thông tin nhanh và chính xác để đưa ra các quyết định quan trọng cho sự phát triển của doanh nghiệp của mình. Hỗ trợ nhà điều hành doanh nghiệp thúc đẩy tăng trưởng và đưa ra quyết định kịp thời và chính xác dựa vào dữ liệu được thể hiện qua các hệ thông báo cáo quản trị thông minh Dashboard.

Việc sử dụng Microsoft Dynamics 365 On Cloud giúp hạ tầng hệ thống CNTT của TTC LAND bắt kịp xu thế thời đại và tiệm cận những chuẩn mực thực hành tốt nhất về cộng cụ quản trị để tiến tới tự động hóa toàn bộ quy trình làm việc trong nội bộ của công ty. Đồng thời, giúp Ban lãnh đạo cập nhật kịp thời các số liệu, có cái nhìn sâu sát trên toàn hệ thống, từ đó ra được những quyết định đúng lúc và kịp thời, tinh gọn các quy trình, thủ tục, hướng tới một văn phòng E-Office hiện đại, “không giấy” trong tương lai.

CEO Lãnh đạoTTC LAND ông Phạm Điền Trung cho biết: ứng dụng Microsoft Dynamics 365 trong quản trị sẽ giúp công ty trao đổi thông tin hiệu quả với cả đối tác và khách hàng.Thu thập và xử lý hiệu quả thông tin khi ứng dụng các phần mềm giúp giảm 50% thời gian làm việc của nhân viên trong việc tìm kiếm chứng từ; đồng thời giúp cải tiến tổ chức hoạt động công ty, thắt chặt mối quan hệ với đối tác, phản ứng nhanh trước những thay đổi của thị trường.

“Là một doanh nghiệp có tên tuổi trong ngành địa ốc, với khoảng 50.000 khách hàng, TTC LAND có thể tự cho mình “quyền” bỏ qua việc phải áp dụng một phần mềm quản trị hệ thống. Nhưng với tính toán, nếu lượng khách hàng tiếp tục tăng, thì việc quản trị bằng các công cụ trước đây có thể dẫn đến những rủi ro, chẳng hạn như không kiểm soát được khách hàng ảo, nên TTC LAND quyết định ứng dụng phần mềm quản trị hiện đại Microsoft Dynamics 365 On Cloud”. ông Trung nhấn mạnh.

Như vậy, với giải pháp quản trị tổng thể này, Dynamics 365 sẽ hỗ trợ các nhà quản trị công ty trong việc quản lý tất cả các nguồn lực của doanh nghiệp (nhân lực - tài lực - vật lực) và trợ giúp tất cả các bộ phận của doanh nghiệp thao tác nghiệp vụ và chia sẻ thông tin một cách hiệu quả thông qua quy trình xử lý công việc.

Báo cáo thường niên về quản trị Doanh nghiệp Việt Nam 2017 vừa qua do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện cho thấy, những vấn đề cố hữu mà nhiều doanh nghiệp vẫn chưa được giải quyết như: năng suất lao động thấp, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, công nghệ còn lạc hậu, năng lực cạnh tranh yếu, thiếu vắng lực lượng Doanh nghiệp có quy mô đủ lớn để hội nhập… Trong đó một trong những nguyên nhân cơ bản nhất là năng lực quản trị còn hạn chế.

Từ thực trạng trên, các chuyên gia đều nhận định doanh nghiệp Việt phải thay đổi và nâng cao năng lực quản trị công ty; mạnh dạn áp dụng các công cụ, quy tắc và chuẩn mực quản trị phục vụ công việc điều hành và quản lý. Trong đó công nghệ là một công cụ tối quan trọng giúp nhà quản trị điều hành doanh nghiệp một cách nhịp nhàng hơn.

Bình luận về sự kiện của TTC LAND, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho rằng, điều quan trọng là lãnh đạo TTC LAND đã không chỉ thay đổi nhận thức khi quyết định áp dụng phần mềm quản trị phục vụ quản lý, mà còn dám chấp nhận nhìn thẳng vào thực tế, dù kết quả ban đầu mà một phần mềm quản trị mang lại là không mấy “dễ chịu”.

PV