1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Lối đi nào cho hãng hàng không mới khi trước mặt đã có 2 ông lớn?

(Dân trí) - “Bamboo Airways là một hãng hàng không mới nên sẽ gặp nhiều thách thức bởi hiện đã có 2 ông lớn nắm tới 97% thị phần tại Việt Nam. Nếu không thực sự có những chiến lược kinh doanh phát huy được lợi thế của mình thì sẽ rất khó phát triển bởi hàng không là ngành có lợi thế cạnh tranh nhờ quy mô.”

Đó là chia sẻ của ông Huỳnh Thế Du, Giảng viên ĐH Fulbright Việt Nam tại hội thảo “Phát triển hàng không - Chắp cánh du lịch Việt Nam” diễn ra chiều nay (26/7) tại Thanh Hoá.

Chia sẻ thêm về thị phần hàng không tại Việt Nam, ông Du cho biết: “Hiện Việt Nam có 4 hãng hàng không, trong đó Vietnam Airlines cộng các liên doanh chiếm khoảng 70%, Vietjet Airs chiếm 27% thị phần. Và trong một tương lai gần, Vietjet Airs hoàn toàn có thể vượt qua Vietnam Airlines. Tuy nhiên, đây sẽ là cuộc cạnh tranh rất khốc liệt.”

Ông Huỳnh Thế Du, Giảng viên ĐH Fulbright Việt Nam
Ông Huỳnh Thế Du, Giảng viên ĐH Fulbright Việt Nam

“Vietjet Airs là một câu chuyện hay đối với những người ủng hộ tự do cạnh tranh. Khi thị trường có sự tham gia của tư nhân, sẽ tạo sức sống mới cho hoạt động cạnh tranh. Có thêm sự xuất hiện của những hãng hàng không mới, sự cạnh tranh này sẽ tốt hơn, nền kinh tế sẽ năng động hơn hơn”, TS Huỳnh Thế Du cho biết thêm.

Năm 2014, ngành hàng không đã tạo ra 2,7 tỷ nghìn USD, chiếm 3% GDP toàn cầu với 1.400 hãng hàng không, 26.000 máy bay thương mại, thực hiện trên 32 triệu chuyến bay trên toàn cầu. Năm 2017, ngành hàng không đã tạo ra doanh thu 754 tỷ USD, lợi nhuận ròng là 34,2 tỷ USD.

“Còn với Việt nam, bức tranh sơ bộ cho thấy ngành hàng không đóng góp khoảng 2% vào tổng GDP trong năm 2017”, Giảng viên ĐH Fulbright Việt Nam khẳng định.

Chia sẻ thêm về sự tăng trưởng của ngành hàng không tới năm 2036, ông Du cho biết: “Dự báo toàn cầu năm 2036 cho thấy, lượng khách sẽ tăng gấp đôi. Sự tăng trưởng năng động nhất trong 20 năm tới là khu vực các nước Châu Á Thái Bình Dương, đạt 2,1 tỷ người, mức tăng 4,6%/năm.”

“Còn đối với Việt Nam năm 2035, dự báo tổng dân số là khoảng 105 triệu người, GDP bình quân là 18-22 nghìn USD. Dự báo sẽ có 2 kịch bản, thứ nhất, nếu có thu nhập bình quân đầu người đạt 18-24 nghìn USD thì lượng khách sẽ đạt 58 triệu hành khách/năm. Còn nếu thu nhập tương đương với Thái Lan hiện tại thì có thể lên đến 110 triệu hành khách/năm”, ông Du chia sẻ thêm.

Hội thảo diễn ra chiều ngày 26/7 tại Thanh Hoá
Hội thảo diễn ra chiều ngày 26/7 tại Thanh Hoá

Về tiềm năng tăng trưởng của hàng không Việt Nam, TS. Huỳnh Thế Du khẳng định: “Ngành hàng không đã tăng trưởng cao trong thời gian qua, nhờ có sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân vào ngành hàng không, giúp lĩnh vực này phát triển mạnh hơn.”

“Hành khách so với dân số ở mức rất cao so với mức thu nhập hiện tại. Tiềm năng tăng trưởng của ngành hàng không thế giới trong khoảng 10-20 năm tới là ổn định. Nếu Việt Nam có thể đạt được mức khách hàng so với dân số như Thái Lan thì tiềm năng của ngành hàng không còn rất lớn. Thách thức và cách thức phát triển cơ sở hạ tầng, tác động lan tỏa của ngành hàng không là rất lớn.

Cơ hội nhiều nhưng có một khó khăn mà ông Du trăn trở đó là: “Hạ tầng hàng không Việt Nam đang có nhiều bất cập, trong đó tắc nghẽn là hiện hữu. Thực trạng này rất cần sự tham gia của tư nhân vào phát triển hàng không, và mô hình đối tác công tư đang có nhiều tiềm năng nhất để phát triển hàng không Việt Nam trương lai. Môi trường cạnh tranh lành mạnh phát huy vai trò kinh tế tư nhân sẽ là kịch bản tốt cho sự phát triển của ngành hàng không.”

“Việc một hãng mới vào sẽ gặp nhiều thách thức bởi đây là ngành có lợi thế kinh tế nhờ quy mô. Điều này có nghĩa khi đã có 2 ông lớn đang án ngữ cổng rồi, các chiến lược cạnh tranh phải tạo ra sức cạnh tranh hoặc tạo ra lợi thế mà chúng ta đang sẵn có mới có thể tạo ra vị thế trong lĩnh vực vô cùng cạnh tranh này”, ông Du khẳng định.

Thế Hưng

Lối đi nào cho hãng hàng không mới khi trước mặt đã có 2 ông lớn? - 3

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm