1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Chính phủ yêu cầu siết chặt việc nhập phế liệu vào Việt Nam

(Dân trí) - Chính phủ vừa đưa ra thông báo yêu cầu 4 bộ ngành là Bộ Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương và Giao thông - Vận tải khẩn trương rà soát, siết chặt hoạt động nhập khẩu phế liệu vào Việt Nam vì Trung Quốc đang cấm nhập phế liệu vào nước này, khiến nguy cơ phế liệu sẽ nhập ồ ạt vào nước ta.

Chính phủ yêu cầu siết chặt việc nhập phế liệu vào Việt Nam - 1

Theo đó, Chính phủ yêu cầu 4 bộ trên căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao tăng trường rà soát, siết chặt mọi hoạt động nhập phế liệu vào Việt Nam. Tăng cường thanh tra, kiểm tra các hoạt động mua bán, chế biến phế liệu nhằm đảm bảo an toàn môi trường.

Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Hải quan, hết tháng 5/2018, cả nước nhập hơn 2 triệu tấn sắt thép phế liệu, kim ngạch hơn 744 triệu USD (đạt hơn 16.900 tỷ đồng).

Hiện, Việt Nam nhập khẩu phế liệu nhiều nhất của Nhật Bản, với hơn 546.000 tấn, đạt giá trị kim ngạch 200 triệu USD, thị trường thứ 2 là Hoa Kỳ, với lượng nhập phế liệu sắt thép vào khoảng 389.000 tấn, kim ngạch 138 triệu USD.

Ngoài việc nhập khẩu sắt thép phế liệu, máy móc, hiện một số phế liệu khác còn được nhập khẩu về Việt Nam trong đó có tàu thuyền cũ, lốp xe ô tô. Hiện mặt hàng này đang nằm phần lớn ở các cảng biển, trong đó đặc biệt là các cảng biển quốc tế.

Mục đích của việc nhập khẩu lốp ô tô cũ là sơ chế và làm nhiên liệu phục vụ cho các nhà máy sản xuất kính và các sản phẩm thủ công nghiệp. Tuy nhiên, hiện những sản phẩm này đã và đang gây ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên và gây ô nhiễm môi trường.

Ngoài săm lốp ô tô, nhiều doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài còn nhập khẩu hạt nhựa và phế liệu nhựa, bao bì hay một số loại pin đã qua sử dụng về Việt Nam tái chế nhựa thành phẩm. Hoạt động này đang được Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý.

An Linh

Chính phủ yêu cầu siết chặt việc nhập phế liệu vào Việt Nam - 2