Bất động sản nghỉ dưỡng: “Chọn mặt gửi vàng”
Bất động sản nghỉ dưỡng là kênh đầu tư “hot” nhất năm 2016. Nhưng “bỏ trứng vào giỏ nào” để vừa có lợi nhuận cao vừa đảm bảo sự an toàn cho khoản đầu tư không đơn giản trong bối cảnh các dự án “trăm hoa đua nở” như hiện nay.
Sản phẩm tài chính “hai trong một”
Tiên phong trong việc đưa bất động sản nghỉ dưỡng thành một sản phẩm đầu tư tài chính ưu việt là Tập đoàn Vingroup với gói nhận cho thuê lại và cam kết chia sẻ lợi nhuận cho nhà đầu tư tối thiểu 10%/năm trong 10 năm. Nhờ sự giải pháp thông minh này mà năm 2015 trở thành năm bùng nổ giao dịch bất động sản nghỉ dưỡng trở lại.
Với ưu điểm an toàn, ổn định, thảnh thơi như gửi tiết kiệm nhưng lợi nhuận lại cao vượt trội, kênh đầu tư này nhanh chóng được nhân rộng. Hàng loạt dự án bất động sản nghỉ dưỡng đã tung ra chính sách cam kết chia sẻ lợi nhuận hấp dẫn nhằm lôi kéo nhà đầu tư.
Hiện mức cam kết chia sẻ lợi nhuận theo thông lệ của thế giới là 5%. Ngay cả Thái Lan và Indonesia là hai thị trường nghỉ dưỡng hàng đầu Đông Nam Á, cũng chỉ đạt tới 7% còn tại Việt Nam dao động từ 10-14%. Là một thị trường đang trỗi dậy, mức cam kết lợi nhuận tối thiểu tại Việt Nam hoàn toàn có thể cao hơn nhưng cao tới mức nào là khả thi?.
Một chuyên gia phân tích, các cơ sở mới luôn phải bù lỗ ít nhất trong 3-5 năm, cộng thêm 13% - 15% chí phí thuê công ty quản lý nước ngoài. Mà theo nghiên cứu của Savills, để đạt cam kết sinh lời tối thiểu trên 10%/năm để trả lãi cho các chủ sở hữu - khu nghỉ dưỡng phải đảm bảo công suất phòng bình quân trên 70%/năm trở lên. Như vậy, để đảm bảo trả lợi nhuận ở mức cao cho khách hàng, doanh nghiệp phải rất trường vốn, tiềm lực tài chính mạnh, có kinh nghiệm lâu năm, có khả năng tự vận hành và có sẵn nguồn khách hàng từ các đối tác lớn trong và ngoài nước.
“Vì vậy cần tìm những đơn vị chủ đầu tư và nhà phát triển có thương hiệu hoặc nhờ chuyên gia tư vấn để hạn chế rủi ro”, ông Lê Hoàng Châu khuyến nghị.
Chọn dự án nào?
GS Đặng Hùng Võ – nguyên Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên Môi trường cho rằng cầ chọn những doanh nghiệp uy tín, có kinh nghiệm trong mảng nghỉ dưỡng, luôn đạt kết quả kinh doanh tốt và đặc biệt nên tự vận hành hiệu quả - vì đó là “gốc rễ” của nguồn lợi nhuận sẽ chia sẻ với khách hàng.
Với những tiêu chí trên, tại Việt Nam gần như mới có “ông lớn” Vingroup đáp ứng được các yêu cầu này. Hệ thống nghỉ dưỡng 5 sao của Vingroup là Vinpearl không chỉ có lịch sử thành công hơn 10 năm với công suất phòng rất cao, lên đến trên 90% – mà còn có sự đảm bảo mạnh mẽ về uy tín, tiềm lực tài chính “khủng” từ Vingroup. Đây cũng là chuỗi nghỉ dưỡng duy nhất có hệ sinh thái các sản phẩm vui chơi giải trí bổ trợ phong phú từ vui chơi giải trí, golf đến Safari… đảm bảo thu hút được nguồn khách đa dạng từ khắp thế giới.
Vinpearl cũng là một trong số ít doanh nghiệp tự vận hành với chi phí hợp lý thay vì tốn thêm 13%-15% chi phí thuê thương hiệu nước ngoài quản lý. Từ sự chủ động tối đa của Vinpearl, các dự án BĐS nghỉ dưỡng của Vingroup hoàn toàn có thể tự chủ động nguồn thu từ đó chủ động được lợi nhuận cam kết một cách bền vững cho khách hàng.
Đó là lý do, các chuyên gia khuyến cáo nhà đầu tư nên tìm hiểu thật kĩ uy tín chủ dự án trước khi giao phó tài sản của mình, nếu không muốn rơi vào cảnh “thả gà ra đuổi”.