ABA hợp tác, hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng bền vững

ABA lần thứ 47 là sự kiện thường niên của cộng đồng các ngân hàng trong khu vực, với sự tham dự của các đoàn đại biểu đến từ các nước ASEAN đại diện cho các ngân hàng thuộc khối ASEAN, gồm Hiệp hội Ngân hàng Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Phillippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Trong 2 ngày 23-24/11/2017, Hội nghị Hội đồng Hiệp hội Ngân hàng ASEAN (ABA) lần thứ 47 diễn ra tại Đà Nẵng. Năm nay, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) là chủ nhà đăng cai tổ chức hội nghị lần này.

Tại hội nghị, các thành viên ABA tập trung thảo luận, bàn bạc nhiều chủ đề, nội dung nhận được nhiều sự quan tâm của ngân hàng các nước trong khu vực. Trong đó, có phát triển tài chính bền vững, tài chính toàn diện, ứng dụng công nghệ hiện đại, đào tạo nguồn nhân lực ngân hàng… và đưa ra các sáng kiến hợp tác cùng với kế hoạch hành động triển khai.


Trong 2 ngày 23-24/11/2017, Hội nghị Hội đồng Hiệp hội Ngân hàng ASEAN (ABA) lần thứ 47 diễn ra tại Đà Nẵng. Năm nay, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) là chủ nhà đăng cai tổ chức hội nghị lần này.

Trong 2 ngày 23-24/11/2017, Hội nghị Hội đồng Hiệp hội Ngân hàng ASEAN (ABA) lần thứ 47 diễn ra tại Đà Nẵng. Năm nay, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) là chủ nhà đăng cai tổ chức hội nghị lần này.

Tài chính toàn diện số được coi là một yếu tố then chốt

Phát biểu tại hội nghị, ông Lê Lương Minh, Tổng thư ký ASEAN cho rằng, trong quá trình hội nhập và việc hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào tháng 12/2015 nhằm xây dựng một thị trường và cơ sở sản xuất duy nhất, đồng thời đưa ASEAN hội nhập với hệ thống thương mại toàn cầu, ASEAN đã tiến hành các sáng kiến cụ thể ở cả cấp quốc gia và cấp khu vực, từ việc loại bỏ thuế nhập khẩu trong nội bộ khối ASEAN, mở cửa dần dần khu vực dịch vụ, đến việc đơn giản hóa các quy trình thương mại qua biên giới, hợp nhất các quy định kỹ thuật và công nhận chung.

Một trường kinh doanh và đầu tư trong khu vực ASEAN cũng được cải thiện thông qua việc thực hiện các khuôn khổ chung, các sáng kiến thúc đẩy đổi mới, và hợp tác trong các vấn đề như chính sách cạnh tranh, quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ người tiêu dùng. Sự phát triển của chuỗi giá trị toàn cầu cũng được hỗ trợ nhiều hơn thông qua việc tăng cường khả năng kết nối, bao gồm cải thiện về vận chuyển và các mạng lưới cơ sở hạ tầng khác.


Ông Lê Lương Minh, Tổng thư ký ASEAN

Ông Lê Lương Minh, Tổng thư ký ASEAN

Trong bối cảnh đó, ASEAN đã thông qua các biện pháp khác nhau để tạo thuận lợi cho hội nhập tài chính diễn ra mạnh mẽ hơn. Mặt khác, sự hiện diện của các “Ngân hàng đạt chuẩn ASEAN” là một cột mốc quan trọng cho ASEAN để đạt được hội nhập tài chính và kinh tế lớn hơn. Với các hiệp định song phương trong Khuôn khổ Hội nhập Ngân hàng ASEAN (ABIF), QABs sẽ đạt được khả năng tiếp cận thị trường cao hơn và linh hoạt trong hoạt động như các ngân hàng bản địa ở các nước tiếp nhận. QABs sẽ đóng góp vào quá trình hội nhập kinh tế ASEAN bằng cách đóng vai trò lớn hơn trong việc thúc đẩy thương mại và đầu tư nội khối ASEAN.

Theo ông Minh, nhằm định hướng phát triển tài chính toàn diện trong khu vực, Cộng đồng ASEAN đã thông qua Khuôn khổ tài chính toàn diện ASEAN. Tài chính toàn diện số được coi là một yếu tố then chốt mà các nước thành viên ASEAN thảo luận kỹ lưỡng về sự phát triển và ảnh hưởng của các giải pháp FinTech đối với bối cảnh tài chính trong khu vực

Ngoài ra, việc thực hiện Khung hội nhập ngành ngân hàng ASEAN và khung phát triển Tài chính toàn diện ASEAN đã cân nhắc về sự đa dạng của cấu trúc kinh tế và mức độ phát triển của các Quốc gia thành viên ASEAN. Nó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tôn trọng sự khác biệt của các nước thành viên trong việc hội nhập kinh tế khu vực nhằm đem lại lợi ích cho tất cả các quốc gia thành viên.

"Trong 50 năm qua, hiệp hội các nước khu vực Đông Nam Á đã trở thành một thực thể kinh tế quan trọng trên thế giới với khả năng tạo ra một con đường mạnh mẽ hơn để mở rộng tiềm năng và đóng vai trò là một nhân tố quan trọng và có tầm ảnh hưởng toàn cầu. Những thành tựu và dấu mốc quan trọng đã làm cho hiệp hội các nước khu vực Đông Nam Á trở nên kiên quyết hơn trong cam kết thực hiện hội nhập kinh tế khu vực, trong đó hội nhập tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình này. Tuy nhiên, hội nhập kinh tế ASEAN vẫn đang trong quá trình thực hiện, quá trình này đang phát triển mạnh mẽ và không bị tách khỏi thị trường toàn cầu", ông Minh nhấn mạnh.

Củng cố cam kết tăng cường hội nhập khu vực tài chính

Phát biểu tại Hội nghị, Phó thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho biết, kinh tế toàn cầu đã chứng kiến những tăng trưởng đáng kể trên diện rộng kể từ đầu thập kỷ và khu vực ASIAN cũng nằm trong xu hướng phục hồi kinh tế chung của thế giới.


Phó thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Thị Hồng

Phó thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Thị Hồng

Và để bước tiếp trên chặng đường mới, Phó Thống đốc cho rằng, vai trò của ngành ngân hàng trong khu vực ASEAN càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết bởi lẽ chúng ta sẽ vừa phải đảm nhiệm trọng trách làm cầu nối trong các nền kinh tế để thúc đẩy tăng trưởng trong bối cảnh mới vừa phải đảm bảo rằng lĩnh vực ngân hàng tiếp tục hoạt động trên cơ sở lành mạnh, quản trị tốt và bền vững để đối phó với mọi rủi ro tiềm tàng.

Do đó, các ngân hàng ASEAN cần tiếp tục củng cố cam kết tăng cường hội nhập khu vực tài chính, hình thành kết nối hiệu quả với khối doanh nghiệp trong khu vực. Trong bức tranh tổng thể, khu vực ASEAN hứa hẹn là một điểm sáng được xây dựng và vun đắp với tinh thần đoàn kết và hợp tác lâu bền. Mục tiêu này đã được các nhà lãnh đạo ASEAN phản ánh trong văn kiện Tầm nhìn AEC 2025 về việc xây dựng một cộng động chung thông qua việc gia tăng kết nối thương mại, đầu tư và con người.

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 được đánh giá đem lại cơ hội lớn cho khu vực khi chúng ta đang cùng nhau tiến vào một “sân chơi” mà các ranh giới đã gần như bị xóa nhòa bởi các ứng dụng công nghệ hiện đại như blockchain, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây… Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, sự lớn mạnh của Fintech đã tạo ra các dịch vụ tài chính mới, hỗ trợ thúc đẩy thị trường thanh toán xuyên biên giới và tạo liên kết giữa các bên tham gia thị trường. Có một điều không thể phủ nhận sự phát triển của các công ty Fintech đã và sẽ tạo ra cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng thương mại trong việc cung cấp dịch vụ tài chính. Tuy nhiên, sức ép này cũng là động lực mang lại nhiều cơ hội mới cho các ngân hàng. Tôi cho rằng chúng ta cần tái cơ cấu hệ thống ngân hàng theo hướng hiện đại hóa dịch vụ tài chính và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ.

Về khía cạnh quản lý, Ngân hàng Nhà nước Việt nam cũng đang hợp tác các Ngân hàng Trung ương trong khu vực đẩy mạnh công tác nghiên cứu, chia sẻ kinh nghiệm trong việc quản lý Fintech để đưa ra các giải pháp phù hợp với thị trường. Đồng thời, chúng tôi mong muốn các ngân hàng ASEAN sẽ hợp tác chặt chẽ với nhau để cùng với cơ quan quản lý đề xuất các biện pháp nhằm phát huy tối đa lợi ích của công nghệ song vẫn đảm bảo kiểm soát được rủi ro và tính ổn định, toàn vẹn của hệ thống tài chính, ngân hàng...