Xương được in bằng công nghệ 3D tạo ra bước phát triển mới

(Dân trí) - Các nhà nghiên cứu nói, những khung xương được in bằng công nghệ 3D mềm dẻo, chẳng hạn như đốt sống của con người trong hình, có thể tăng tốc quá trình chữa bệnh.

Khung xương được in bằng công nghệ 3D có tính mềm dẻo cao được sử dụng để chữa những xương bị gãy hoặc bị hư hỏng.
Khung xương được in bằng công nghệ 3D có tính mềm dẻo cao được sử dụng để chữa những xương bị gãy hoặc bị hư hỏng.

"Xương siêu đàn hồi" không có những khả năng của Stretch Armstrong, nhưng chúng có thể giúp các bác sĩ phẫu thuật chữa các xương gãy một cách tiết kiệm chi phí và nhanh chóng. Được tạo bởi Ramille Shah, một kỹ sư khoa học vật liệu tại Đại học Northwestern ở Chicago, và các đồng nghiệp, vật liệu siêu mềm dẻo mới có thể được in bằng công nghệ 3-D thành những xương đùi, xương sọ và các hình dạng xương khác.

Ngày 28/9, nhóm nghiên cứu đã báo cáo trên tạp chí Science Translational Medicine, vật chất bền này là sự kết hợp của một polyme đàn hồi với canxy photphat hydrat, một khoáng chất canxi trong xương và răng của con người. Khi được cấy ghép, cấu trúc khoáng của vật chất thúc đẩy xương thật phát triển trong vòng một tháng để thay thế cho khung xương.

Cho đến nay, những "xương" này mới chỉ được thử nghiệm trên động vật. Với chuột, việc cấy ghép tủy kích thích sự phát triển của mô và xương cũng chỉ như ghép tự nhiên, mà không có những dấu hiệu bị đào thải bởi cơ thể.

Với một loại khỉ miền nhiệt đới bị tổn thương hộp sọ, việc cấy ghép gần như kết hợp liền mạch với mô sọ tự nhiên của con khỉ trong vòng một tháng. Shah nói, bởi vì vật chất này dễ uốn, bác sĩ phẫu thuật có thể đặt nó vào vị trí mà không cần keo hoặc khâu vá. Tương lai của việc thay thế dễ dàng những xương bị biến dạng hoặc hư hỏng có thể không còn xa nữa.

"Xương hyperelastic" không chỉ siêu đàn hồi, mà còn cứng, xốp và có thể chịu được tải trọng lên đến 68 kg.

Xương được in bằng công nghệ 3D tạo ra bước phát triển mới - 2
Xương được in bằng công nghệ 3D tạo ra bước phát triển mới - 3

Trần Nhung (Theo Sciencenews)