1. Dòng sự kiện:
  2. Nghị quyết 57

Thành phố nổi đầu tiên trên thế giới sẽ được xây dựng vào năm 2020

(Dân trí) - Thành phố nổi đầu tiên trên thế giới sẽ được xây dựng ngoài khơi bờ biển Polynesia, Pháp vào năm 2020. Dự án đang thực hiện khiến khái niệm "cư dân biển" trở thành thực tế, xây dựng một cộng đồng bán tự trị trên biển và tạo ra một môi trường tương đối độc lập với kiểm soát của chính phủ.

Thành phố nổi đầu tiên trên thế giới sẽ được xây dựng vào năm 2020 - 1

Các kế hoạch đầy tham vọng để tạo ra một thành phố trên biển, với nhà cửa, văn phòng và nhà hàng, đang bắt đầu thành hiện thực.

Được thăm dò thời gian dài như là ranh giới tiếp theo cho nhân loại bởi các nhà tỷ phú công nghệ và những người theo chủ nghĩa tự do, "cộng đồng biển" (seasteading) - ý tưởng xây dựng các thành phố độc lập tự trị ở các vùng biển quốc tế - đã tiến gần hơn đến thực tế.

Kế hoạch thí điểm được tiến hành ở vùng nước ven biển Polynesia, Pháp sẽ bắt đầu trở thành "cộng đồng nổi" đầu tiên vào năm 2020, cung cấp nhà cho 300 người.

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, Joe Quirk, chủ tịch của Viện Cư dân biển (Seasteading Institue), đã vạch ra kế hoạch về các thành phố ở đại dương, mà thoát khỏi những ràng buộc của các chính phủ thế giới.

Ông Quirk nói với tờ New York Times: "Nếu bạn có thể có một thành phố nổi, nó thực chất là một quốc gia khởi đầu”, để giải thích cho sự giác ngộ của ông về các chính phủ hiện nay rằng "chỉ không tốt hơn" và bị kẹt trong quá khứ .

Ông cho rằng “cộng đồng biển” như là một cách để thoát khỏi hệ thống này. "Chúng ta có thể tạo ra sự đa dạng lớn của các chính phủ đối với sự đa dạng lớn của con người.

Trong thời gian gần đây, những cư dân biển dường như chuẩn bị hợp tác với các chính phủ hiện có để bắt đầu sáng kiến ​​này rời khỏi đất liền. Đối với Dự án Đảo nổi, do Công ty Blue Frontiers mới được thành lập bởi ông Quirk và cộng sự vận hành, họ đang làm việc với chính quyền địa phương của Polynesia, Pháp để tạo ra một "Venice nổi bán tự trị trên thiên đường".

Thành phố nổi này sẽ tồn tại trong một "khu vực biển kinh tế đặc biệt", cho phép Viện Cư dân biển thử nghiệm vài ý tưởng trong môi trường được kiểm soát một cách tương đối.

Các kỹ sư và kiến ​​trúc sư đã viếng thăm một địa điểm không được tiết lộ, nơi dự án được bắt đầu. Tham vọng của họ là mở rộng sang thành lập một viện nghiên cứu tại thành phố nổi, và thậm chí cả một nhà máy điện để bán năng lượng và nước sạch cho nước chủ nhà.

Dự án dự kiến ​​sẽ chi 167 triệu USD.

Nhóm nghiên cứu đã thực hiện một hợp đồng với Polynesia, Pháp để tạo ra một "khung quản lý duy nhất" trên một phần đại dương, nơi dự án của họ có thể bắt đầu.

Ông Quirk lần đầu tiên quan tâm đến ý niệm cộng đồng biển tại lễ hội Burning Man của Nevada vào năm 2011. Lễ hội đã cung cấp cho ông ý tưởng về loại xã hội không kiểm soát mà ông muốn nhìn thấy phát triển mạnh ở các thành phố ngoài khơi .

Tỷ phú giàu có ở Thung lũng Silicon, Peter Thiel, đã đầu tư 1,7 triệu USD vào Viện Cư dân biển, nhưng đã bỏ quên tình yêu với ý tưởng này kể từ đó. Ông Thiel nói với New York Times trong một cuộc phỏng vấn riêng: "Chúng không khả thi từ góc độ kỹ thuật. Điều này vẫn còn rất xa trong tương lai."

Thật vậy, những nỗ lực vươn ra biển trước đây đã không thành công, với một mẫu đầu tiên lập ra ​​cho vịnh San Francisco năm 2010 thất bại.

Tuy nhiên nhóm phía sau Dự án Đảo nổi chắc chắn về ý tưởng mới của mình và hiện đang trong quá trình chứng minh khả năng tồn tại của dự án đối với chính quyền địa phương Polynesia ở Pháp.

Bản ghi nhớ đã được ký kết dựa trên khả năng các cư dân biển cho thấy những ảnh hưởng tích cực về kinh tế và môi trường mà nó có thể mang lại cho nước chủ nhà.

Nếu tất cả theo đúng kế hoạch, họ dự kiến công việc bắt đầu phát triển dự án thí điểm vào năm 2018. Và Ông Quirk nói: "Tôi muốn nhìn thấy các thành phố nổi vào năm 2050, hàng ngàn người hy vọng”.

Đào Hiền (Theo Independent)