Mẫu giấy 300 năm tuổi từ vụ đắm tàu tiết lộ cướp biển thích đọc gì?

(Dân trí) - Những mẫu giấy được tìm thấy trên xác con tàu đắm 300 năm trước cho biết những tên cướp biển thích đọc gì trong những chuyến hành trình phiêu lưu dài trên biển.

Mẫu giấy 300 năm tuổi từ vụ đắm tàu tiết lộ cướp biển thích đọc gì? - 1

Một phát hiện hiếm thấy từ Sự trả thù của Nữ hoàng Anne – xác con tàu nổi tiếng của tên cướp biển Blackbeard – có thể đem đến nhận thức mới về loại tài liệu đọc có thể tìm được trên một con tàu cướp biển.

Những mẫu giấy mục nát được tìm thấy bị ngâm nước và nhồi trong một khẩu pháo. Đây là một phát hiện đáng chú ý, vì giấy hiếm khi tồn tại được trong những vụ đắm tàu – càng không kể đến một vụ đắm tàu từ 300 năm trước.

Sau khi phân tích kĩ càng, 16 mảnh vụn nhỏ hóa ra mô tả những chuyến phiêu lưu của một thuyền trưởng, khá thích hợp cho một thủy thủ đọc.

Sự trả thù của Nữ hoàng Anne chỉ thuộc sự sở hữu của tên cướp biển Blackbeard trong sáu tháng trước khi hắn khiến nó mắc cạn vào tháng Năm năm 1718, ngoài bờ biển Bắc Carolina. Hắn đã bỏ thuyền lại trên biển, và con thuyền vẫn mất tích cho đến năm 1996.

Kể từ lúc đó, dự án Sự trả thù của Nữ hoàng Anne đã trục vớt con tàu đắm, từng mảnh một.

Đội nghiên cứu đã khôi phục và làm sạch cẩn thận hàng chục nghìn đồ tạo tác, bao gồm vũ khí, các vật dụng hàng ngày như bát, chậu, thìa, các thiết bị tàu và dụng cụ y tế, và những vật dụng cá nhân như khuy măng séc, thắt lưng, và tẩu thuốc.

Tuy nhiên, giấy tờ đã hỏng và phân hủy nhanh chóng trên biển, nếu đoàn thủy thủ có mang theo bất kì cuốn sách hay nhật kí nào trên tàu, chúng cũng không còn nữa.

Ngoài trừ 16 mẫu giấy nhỏ này. Chúng đã tránh khỏi bị cuốn đi nhờ được nhét vào trong ổ đạn một khẩu pháo nòng.

Chúng ướt sũng và bạc màu đến nỗi những chuyên viên bảo quản, khi lần đầu tiên tìm thấy chúng trong khi làm sạch khẩu pháo vào năm 2016, nghĩ rằng đó là vải bị nhét vào ổ đạn để làm đệm cho nút miệng súng bằng gỗ bảo vệ phía trong nòng pháo khỏi các yếu tố bên ngoài.


Mẫu giấy có chữ “Hilo” - Ảnh từ Sở Tài nguyên văn hóa và Tự nhiên Bắc Carolina.

Mẫu giấy có chữ “Hilo” - Ảnh từ Sở Tài nguyên văn hóa và Tự nhiên Bắc Carolina.

Những mẫu giấy khá mỏng manh. Trong khi đang cố gắng bảo quản chúng, đội nghiên cứu đã phát hiện ra ràng một vài mẫu giấy – 7 trên 16 mẩu – được in vài chữ trên đó. Họ cũng thấy rằng đoạn chữ đó viết theo cùng một hướng, nghĩa là những mẫu giấy này bị xé ra từ cùng một quyển sách.

Họ tìm ra được chữ “sải” và “phía nam”, nhưng có một chữ đặt biệt đã chỉ dẫn đến việc xác định quyển sách: Hilo.

Nhà bảo tồn Kimberly Kenyon nói với tờ National Geographic rằng: “Nó rất khác biệt và được in nghiêng, có lẽ ám chỉ tên một địa điểm”.

Hóa ra đó không phải là thị trấn Hilo, Hawaii, nơi này không xuất hiện trong các văn bản in cho đến tận năm 1778, mà là khu định cư Ilo của người Tây Ban Nha ở bờ biển Peru – được miêu tả bởi một thủy thủ tên Edward Cooke trong một loại hồi kí về đại dương gọi là kí sự trên biển.

Trong cuốn “Chuyến hành trình đến Biển Nam, và vòng quanh thế giới, vào năm 1708, 1709, 1710 và 1711” lần đầu tiên được xuất bản năm 1712, Cooke miêu tả những cuộc hành trình của mình trên hai con tàu Công tướcNữ công tước, dưới sự chỉ huy của thuyền trưởng Woodes Rogers.

Cooke và Rogers đều viết về chuyến hành trình, miêu tả cuộc giải cứu Alexander Selkirk khỏi đảo Juan Fernández – sự kiện đã khơi nguồn cảm hứng cho cuốn “Robinson Crusoe” của Robert Louis Stevenson.

Về việc làm thế nào cuốn sách đó lại có mặt trên tàu Sự trả thù của Nữ hoàng Anne, người sở hữu nó, và tại sao nó lại ở trong khẩu pháo – những câu hỏi đó vẫn còn là điều bí ẩn.

Tuy nhiên, đó là bằng chứng khảo cổ quan trọng cho sự hiện diện của các cuốn sách trên thuyền vào thế kỉ 18 – và dù lịch sử ghi nhận sự xuất hiện của những cuốn sách trong đoàn thủy thủ của Blackbeard, không có cuốn sách nào được biết đến.

Những mẫu giấy này đang được bảo tồn, và sẽ xuất hiện tại một buổi triển lãm đặc biệt nhân dịp kỉ niệm 300 năm ngày mất của Blackbeard vào cuối năm nay.

Lộc Xuân (Theo Science Alert)