1. Dòng sự kiện:
  2. Giải thưởng VinFuture 2024

Làm thế nào để đạt được điểm cao ở trường đại học?

(Dân trí) - Một nghiên cứu mới, được công bố trong báo cáo khoa học, đã tạo ra một sự tương quan thú vị giữa các đồng hồ sinh học của chúng ta và những điểm chúng ta đạt được ở trường.

Làm thế nào để đạt được điểm cao ở trường đại học? - 1

Sau khi theo dõi các hoạt động trực tuyến hàng ngày của 14.894 sinh viên đại học từ năm 2014 đến năm 2016, họ đã phát hiện ra rằng những sinh viên có đồng hồ sinh học không đồng bộ với thời gian học của họ đã nhận được điểm số thấp hơn so với những người có sự tương quan chặt chẽ hơn.

Rõ ràng, điều này cho thấy rằng điểm số tổng thể sẽ được cải thiện nếu thời gian của các lớp học có thể được kết hợp với nhịp sinh học của sinh viên.

Nhóm nghiên cứu, từ Đại học California, Berkeley, và Đại học Northeastern Illinois (NEIU) phân loại những học sinh này thành “con cú đêm”, “chim chiền chiện buổi sáng” và “chim sẻ ban ngày” - những người không mấy bận tâm đến việc họ phải thức dậy từ rất sớm hay thức dậy muộn hay số giờ họ ngủ là bao nhiêu. Mặc dù một số người đã phải rất cố gắng trong việc đưa mình vào giờ giấc theo khuôn khổ như vậy, nhưng hầu hết mọi người đều trải qua cảm giác rất mệt vì phải thay đổi múi giờ (SJL).

Nghiên cứu ghi nhận: “Phần lớn sinh viên đã phải trải qua trung bình hơn 30 phút của thay đổi múi giờ sinh hoạt”.

Tổng cộng, khoảng 40 phần trăm sinh viên, tất cả từ NEIU, đều đã đồng bộ hóa đồng hồ sinh học với các lớp học của họ, có nghĩa là sự tỉnh táo cao điểm của họ trùng với thời gian học tập trên lớp. Ngược lại, 10% đạt mức tỉnh táo đỉnh điểm trước khi lớp học của họ bắt đầu và 50% đạt đỉnh điểm tỉnh táo sau đó.

Nhìn chung, SJL càng lớn, sự giảm đáng kể trong kết quả học tập đã được nhận thấy, “đặc biệt ở những người có thời gian tỉnh táo sau đó”. Những “con cú đêm” thì bị ảnh hưởng nhiều nhất, điều này có nghĩa là - những người trưởng thành trẻ tuổi nhìn chung về mặt sinh học (và xã hội) có khuynh hướng ngủ muộn và thức dậy muộn.

Như nhiều người ngày càng nhận thức được rằng, đồng hồ sinh học của chúng ta không hề giống với những chiếc đồng hồ trong điện thoại của bạn hay chiếc đồng hồ treo trên tường. Chúng ta không thể đơn giản là thay đổi theo ý muốn, mà mỗi người đều có một nhịp điệu nào đó, được điều khiển bởi các gen của chúng ta. Nếu chúng ta cố gắng, hoặc bị buộc phải thay đổi, sống theo một quy tắc đã được xác định từ trước, thì cơ thể chúng ta bắt buộc sẽ phải chịu đựng.

Điều này dẫn đến SJL cho hàng tỷ người trên thế giới, với mức độ khác nhau. Sự thiếu hụt giấc ngủ ở bất cứ mức độ nào cũng ảnh hưởng đến những điều kiện sinh lý khác, khả năng nhận thức của chúng ta, do đó những phát hiện của nghiên cứu này thật sự không đáng ngạc nhiên chút nào.

Vâng, điểm số không chỉ đơn thuần là do chu kỳ ngủ của bạn; mà trí thông minh, nỗ lực…., cũng đóng một vai trò quan trọng nữa. Tuy nhiên, đây là một mối tương quan đáng nói, vì đó là một phần của cuộc bàn luận trong hơn một thế kỷ qua.

Không nghi ngờ gì nữa, đã đến lúc xã hội xem xét lại cách thức giải quyết công việc và giáo dục. Chỉ cần mất 8 giờ làm việc, chủ yếu là khung thời gian từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều. Lần đầu tiên xuất hiện trong Cuộc Cách mạng Công nghiệp, nơi mà những ngày làm việc cực kỳ dài, giữ được cách để tối đa hóa sản lượng, được khuyên nên rút ngắn 8 giờ mỗi ngày.

Điều này dựa trên một khẩu hiệu chiến dịch, một khẩu hiệu đã được Công ty Ford Motor thực hiện vào năm 1914. Một số khác đã theo sau khi họ nhận ra điều này dẫn đến hiệu quả làm việc của công nhân tốt hơn, và nó đã nhanh chóng được thông qua ở nhiều nơi khác. Vấn đề là điều này giả định đồng hồ sinh học của mọi người đều giống nhau, không phải là tùy từng trường hợp - vì vậy điều này rõ ràng có lợi cho những người không phải là“cú đêm”.

Rõ ràng là sự đụng độ giữa truyền thống của xã hội về thời gian, công việc và giáo dục không phù hợp với những gì chúng ta được biết về chế độ đồng hồ sinh học của mỗi người. Bằng chứng đang chỉ ra rằng một thế giới tốt hơn, khỏe mạnh hơn sẽ đến với từng cá nhân về phương diện giáo dục và việc làm.

Hoàng Hằng

Theo IFLScience