1. Dòng sự kiện:
  2. Nghị quyết 57

Các nhà khoa học Trung Quốc lần đầu tiên nhân bản thành công khỉ

(Dân trí) - Nối tiếp chú cừu Dolly, những con linh trưởng đầu tiên trên thế giới được nhân bản vô tính thành công từ DNA chuyển đổi. Nó được xem như một bước tiến quan trọng hướng đến nhân bản con người.

Các nhà khoa học Trung Quốc lần đầu tiên nhân bản thành công khỉ - 1

Những con khỉ đuôi dài với tên gọi Zhong Zhong và Hua Hua, được sinh ra từ tám và sáu tuần trước tại một phòng thí nghiệm ở Trung Quốc.

Sự thành công của nhân bản vô tính khỉ đánh dấu một bước ngoặt trong nghiên cứu nhân bản và làm gia tăng những câu hỏi đạo đức quan trọng.

Đối với một số người, việc nhân bản các con khỉ sẽ được xem như một bước đi quá xa hướng đến cuối cùng là tạo thành những con người nhân bản vô tính.

Các nhà khoa học đứng sau dự án này cho biết các con khỉ này được nhân bản như một cách tạo ra các linh trưởng biến đổi gen mà có thể được sử dụng cho thử nghiệm để loại trừ bệnh tật. Trong khi đó, các nhà phê bình cho rằng nó chỉ đơn giản là một bước tiến để tạo ra những con người nhân bản vô tính.

Nhóm nghiên cứu Trung Quốc dẫn đầu bởi Tiến sĩ Qiang Sun, giám đốc Cơ sở Nghiên cứu Linh trưởng không phải người tại Học viện Khoa học Thần học Trung Quốc, Thượng Hải, đã thực hiện bước đột phá bằng cách sử dụng DNA từ tế bào mô liên kết bào thai.

Sau khi DNA chuyển sang trứng được hiến, các nhà khoa học đã lập trình lại gen để thay đổi các gen mà sẽ ngăn chặn sự phát triển phôi.

Zhong Zhong và Hua Hua là kết quả của 79 nỗ lực chuyển giao nhân. Hai con khỉ khác ban đầu được nhân bản từ một loại tế bào trưởng thành khác, nhưng không thể tồn tại.

Tiến sĩ Sun cho biết: "Chúng tôi đã thử một vài phương pháp khác nhau, nhưng chỉ có một phương pháp hiệu quả. Có rất nhiều thất bại trước khi chúng tôi tìm ra cách để nhân bản thành công một con khỉ”. Và "Bạn có thể tạo ra các con khỉ nhân bản với cùng một nền di truyền ngoại trừ gen bạn đã thao tác”.

"Điều này sẽ tạo ra các mô hình thực sự không chỉ đối với các bệnh não do di truyền, mà còn là các rối loạn về ung thư, miễn dịch hoặc trao đổi chất và cho phép chúng ta kiểm tra hiệu quả của thuốc đối với những bệnh này trước khi sử dụng lâm sàng."

Nhóm nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng họ tuân theo các nguyên tắc quốc tế nghiêm ngặt đối với nghiên cứu động vật, được thiết lập bởi Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ

Đồng tác giả Tiến sĩ Muming Poo, một thành viên khác của Viện Khoa học Trung Quốc, chia sẻ: "Chúng tôi rất ý thức rằng các nghiên cứu trong tương lai sử dụng các loài linh trưởng không phải con người ở bất cứ đâu trên thế giới phụ thuộc vào các nhà khoa học tuân theo các tiêu chuẩn đạo đức nghiêm ngặt."

Chuyên gia nhân bản người Anh, Giáo sư Robin Lovell-Badge, đến từ Học viện Francis Crick ở London, lại lo sợ rằng điều này có thể dẫn đến việc nhân bản con người.

Giáo sư Lovell-Badge cho biết: "Công trình nghiên cứu này không phải là một bước tiến để thiết lập các phương pháp cho các nhân bản con người vô tính. Đây rõ ràng vẫn là một điều rất ngu ngốc. Nó sẽ là quá không hiệu quả, quá không an toàn, và nó cũng là vô nghĩa.

"Các nhân bản có thể giống hệt nhau về mặt di truyền, nhưng con người không chỉ là sản phẩm của các gen của mình."

Chú cừu Dolly đã tạo nên lịch sử cách đây 20 năm sau khi được nhân bản tại Viện Roslin ở Edinburgh. Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học có thể nhân bản một động vật có vú từ một tế bào trưởng thành.

Kể từ đó, nhiều loài động vật có vú khác đã được nhân bản bằng cách sử dụng kỹ thuật chuyển nhân tế bào đơn lẻ giống nhau (SCNT), bao gồm việc chuyển nhân tế bào DNA tới một tế bào trứng hiến, sau đó nó được thúc đẩy phát triển thành phôi.

Các loài động vật đã được nhân bản bao gồm cừu, gia súc, lợn, chó, mèo, chuột - nhưng cho đến bây giờ, đây là lần đầu tiên một con khỉ được nhân bản.

Đào Hiền (Theo Express)