Các cặp thực phẩm kỵ nhau và nên tránh

(Dân trí) - Muốn có bữa ăn ngon, cần biêt chọn các loại thực phẩm phù hợp để phối hợp chế biến thành các món ăn vùa bổ dưỡng vừa hợp khẩu vị người ăn. Và điều quan trọng là không bao giờ dung chung những thực phẩm kỵ nhau.

Các nhà khoa học dinh dưỡng cho biết, trong quá trình chuyển hóa và hấp thụ thức ăn, giữa các thành phần của thức ăn luôn có sự tương tác với nhau. Chúng có thể hỗ trợ nhau như vitamin A giúp tăng cường sự tổng hợp các chất đạm, vitamin C thúc đẩy quá trình hấp thụ sắt; ngược lại, có thể kiềm chế, cản trở sự hấp thu, thậm chí còn gây ra tác hại đối với sức khỏe. Sự phối hợp không hợp lý các thức ăn dẫn tới những tác hại không ngờ tới đối với cơ thể. Vi vậy nên tránh chế biến cùng hoặc dùng chung các loại thực phẩm kỵ nhau.

Sữa và cam kỵ nhau không nên dung chung
Sữa và cam kỵ nhau không nên dung chung

Trên cơ sở phân tích thành phần của các loại thực phẩm cũng như từ kinh nghiệm thực tế, các thầy thuốc Tây y và Đông y nêu ra những loại thực phẩm kỵ nhau mà mọi người nên lưu ý:

*Các loại động vật có vỏ sống trong nước + chất vitamin C: Các loại động vật có vỏ: như tôm nước ngọt có nhiều hợp chất asen hóa trị 5 sau khi ăn nếu uống vitamin C hay ăn những thức ăn chứa nhiều vitamin C như chanh, ớt, cà chua, mướp đắng, cam quýt, ... sẽ làm cho a sen hóa trị 5 biến thành a sen hóa trị 3, tức là chất thạch tín có độc bảng A. Vì vậy đã uống vitamin C và ăn các thức ăn chứa nhiều vitamin C thì không được ăn các loại động vật có vỏ sống trong nước.

*Hải sản kỵ các loại hoa quả nho, lựu hồng: Khi vừa ăn hải sản xong lại “tráng miệng” các loại hoa quả như nho, táo mèo, lựu, hồng… thì dễ xuất hiện các triệu chứng như nôn mửa, trướng bụng, đau bụng, tiêu chảy. Nguyên do là bởi vì trong các loại quả này có chứa axit tannic, axit tannic khi gặp protein trong hải sản sẽ bị ngưng đọng, hình thành chất khó tiêu hóa.

*Thịt thỏ + trứng gà: Trứng gà không thể ăn cùng với thịt thỏ. Nguyên nhân là bởi vì thịt thỏ có tính hàn, trứng cũng thuộc nhóm thực phẩm này, cả hai đều có chứa một số chất có hoạt tính sinh học khi ăn với nhau sẽ xảy ra phản ứng kích thích đường tiêu hóa, gây tiêu chảy.

* Nho + Sữa chua: Nho và sữa chua không thể ăn cùng với nhau, bởi vì trong nho có chứa nhiều axit sẽ làm ngưng đọng protein trong sữa chua. Vì vậy, khi kết hợp 2 loại thực phẩm này không chỉ ảnh hưởng tới sự hấp thụ, nặng thì sẽ xuất hiện các triệu chứng như trướng bụng, đau bụng, tiêu chảy…. Do đó, 1 tiếng sau khi ăn sữa chua mới được ăn nho.

*Sữa + Cam: Vừa uống sữa xong mà ăn cam sẽ ảnh hưởng tới việc tiêu hóa, hấp thụ dưỡng chất. Hơn nữa, ăn cam và uống sữa cùng lúc còn gây trướng bụng, đau bụng, tiêu chảy. Nguyên nhân là do protein trong sữa một khi gặp axit trong cam sẽ bị ngưng đọng, từ đó ảnh hưởng tới việc tiêu hóa hấp thụ sữa.

Ngoài cam, trong một giờ sau khi uống sữa không được lập tức ăn bất cứ một thực phẩm có tính axit chẳng hạn như hoa quả giàu axit như mơ, lựu…

*Sữa + Socola: Sữa giàu protein và canxi, còn socola lại chứa nhiều axit oxalic. Khi ăn chung với nhau, canxi từ sữa và axit axalic có thể kết hợp và tạo thành canxi olate không hòa tan. Nó không chỉ khiến khó tiêu hóa mà còn gây tiêu chảy.

*Cà chua + khoai lang, khoai tây: Cà chua chứa nhiều chất pectin và nhựa phenolic, cùng với khoai lang trong dạ dày sẽ hình thành chất khó tiêu, rất dễ dẫn đến đau bụng, tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa.

*Không nên xào nấu gan lợn với giá đỗ: Các nhà dinh dưỡng học phân tích 100g gan lợn thấy có 2,5mg đồng và trong giá đậu có nhiều vitamin C. Nếu ta xào lẫn hoặc ăn gan lợn với giá đậu cùng một lúc hoặc ăn hai thứ trong thời gian gần nhau sẽ làm vitamin C bị oxy hoá. Kết quả giá đậu thành chất bã sẽ không còn chất bổ.

*Không nấu gan động vật với carốt, rau cần: Hoặc không nên dùng các loại rau, củ, quả này sau khi ăn món gan động vật. Lý do là trong gan động vật, hàm lượng đồng, sắt và một số nguyên tố kim loại khác khá cao. Các ion kim loại rất dễ làm cho vitamin C có trong loại rau, củ, quả này bị ôxy hóa và mất hết tác dụng. Ngoài ra loại rau, củ, quả này chứa nhiều chất cellulose và acid oxalic ảnh hưởng tới sự hấp thụ sắt

*Không dung chung sữa đậu nành và trứng gà: Sữa này có men protidaza kiềm chế các protein trong trứng gà, cản trở tiêu hóa, gây khó tiêu, đầy bụng.

*Thịt dê, thịt chó kỵ nước chè: Thịt chó và thịt dê rất giàu protein. Nếu vừa ăn thịt chó hoặc thịt dê mà lại uống nước chè ngay thì chất acid tanic có trong nước chè sẽ kết hợp thành protein trong thịt chó hoặc thịt dê tạo thành chất tannalbin làm se niêm mạc ruột, giảm nhu động ruột dễ dẫn đến táo bón, nếu tái diễn nhiều lần có thể dẫn tới nguy cơ gây ra ung thư.

*Rau dền và quả lê vốn kỵ nhau: Nếu ăn cùng sẽ dễ bị nôn. Ngoài ra, bạn cũng không nên tráng miệng bằng quả lê sau bữa ăn có thịt ngỗng, vì hai món này khi kết hợp dễ gây sốt.

* Cá chép kỵ thịt cầy: Cá chép chứa nhiều hoạt chất sinh học, thịt cầy cũng với thành phần dinh dưỡng phong phú, hai thứ ăn chung xảy ra phản ứng hóa học phức tạp, sản sinh ra chất có hại cho cơ thể.

*Muối tiêu kỵ khoai môn: Nếu ăn cùng dễ làm ruột đau thắt.

*Chuối hột thì kỵ mật mía, đường: Ăn cùng lúc bị chướng bụng.

*Thịt chó không nên ăn với tỏi vì sẽ gây khó tiêu

*Đậu hũ (tào phớ) kỵ hành: Đậu hủ chứa nhiều calci, hành chứa acid oxalic, hai thứ ăn chung sẽ tạo kết tủa oxalac calci, không dễ tiêu hóa hấp thu, có hại cho cơ thể.

*Thịt bò kỵ hạt dẻ: Thịt bò chứa nhiều đạm, hạt dẻ chứa nhiều vitamin C làm cho đạm bị biến chất, dẫn đến làm giảm giá trị dinh dưỡng.

Qua cuộc sống thực tế phong phú, nhân dân ta đúc kết được nhiều kinh nghiệm trong việc phối hợp chế biến các loại thực phẩm, cũng như cách ăn uống hợp lý để vừa ngon miệng vừa tránh bị “ngộ độc” do những thức ăn ky nhau. Những kinh nghiệm này rất phong phú ở các vùng quê. Phối hợp những kinh nghiệm dân gian với kiến thức khoa học ngày nay, chúng ta sẽ tránh được những điều đáng tiếc vì dùng chung những thực phẩm kỵ nhau.

BTV (tổng hợp)

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm