14h chiều nay, tư vấn “Nhu cầu nguồn nhân lực ngành Công nghệ thông tin”
Nhằm cung cấp cho các bạn học sinh, phụ huynh những thông tin đầy đủ hơn về nhu cầu nhân lực ngành Công nghệ thông tin, cũng như những cơ hội việc làm trong ngành, Dân trí tổ chức buổi giao lưu với chủ đề “Nhu cầu nhân lực ngành Công nghệ thông tin” vào lúc 14h ngày 8/6 trên báo Dân trí.
BẠN ĐỌC CÓ THỂ GỬI CÂU HỎI TẠI ĐÂY để được giải đáp
Với mức tăng trưởng mạnh mẽ, thị trường công nghệ thông tin ở Việt Nam đang “khát” nhân lực trầm trọng. Dự báo từ Vietnamworks, nước ta cần khoảng 1,2 triệu lao động IT tính đến năm 2020.
Trên thế giới, và ngay tại Việt Nam, Công nghệ thông tin là một trong những nhóm ngành dẫn đầu về nhu cầu nhân lực. Nhiều doanh nghiệp thiếu nhân lực công nghệ thông tin trầm trọng, phải săn đón sinh viên từ khi chưa ra trường. Con số 1,2 triệu lao động chỉ là một trong những thông kê cho thấy, có rất nhiều cơ hội cho những người trẻ đam mê công nghệ thông tin khi theo đuổi ngành nghề này.
“Công nghệ thông tin” - gọi tắt là IT (Information Technology) trên thế giới bao gồm khoa học máy tính và kỹ thuật máy tính. Ở Việt Nam, phạm vi của Công nghệ thông tin khá rộng, có thể chứa ngoài lĩnh vực máy tính. Nhu cầu xã hội trong ngành này chủ yếu tập trung vào: lập trình viên, kỹ sư hệ thống mạng, kỹ sư phần cứng, kỹ thuật viên - chuyên viên thiết kế lập trình web, lập trình điện thoại di động, game, an ninh mạng...
Rộng mở cho tất cả mọi người, nhưng Công nghệ thông tin cũng yêu cầu những tố chất nhất định như tư duy logic, khả năng toán học. Bên cạnh đó, người học cần được trang bị thêm các kỹ năng mềm như làm việc nhóm, giao tiếp… cùng khả năng ngoại ngữ để có thể làm chủ công việc một cách hoàn hảo.
Có chuyên môn, giỏi ngoại ngữ, có các kỹ năng mềm cần thiết, cử nhân ngành công nghệ thông tin có thể kiếm thu nhập cả nghìn đô và hơn thế, cùng những điều kiện làm việc thoải mái và cơ hội bật nhanh trên con đường sự nghiệp như: Ra nước ngoài làm việc, mở công ty riêng…
Theo Tiến sỹ Nguyễn Lê Minh - nguyên Phó Vụ trưởng, Phó ban chương trình quốc gia về vấn đề việc làm, Công nghệ thông tin là một trong những lựa chọn sáng giá cho bạn trẻ đứng trước ngưỡng cửa đại học. Tuy nhiên, ngoài sở thích, khả năng của bản thân, thì chọn được một môi trường học tập phù hợp cũng là yếu tố quan trọng, giúp người trẻ có thể tự tin về tương lai của mình sau khi ra trường. Vì vậy, chọn trường theo học rất quan trọng.
“Hiện nay ở Việt Nam có nhiều trường đào tạo công nghệ thông tin có chất lượng vượt trội. Ví dụ như Đại học FPT với kết quả 98% sinh viên ra trường có việc làm với mức thu nhập trung bình là 8,3 triệu/tháng. 15% sinh viên của trường làm việc tại Mỹ, Nhật, Đức, Singapore… Một điều quan trọng khi chọn trường, đó là sản phẩm nhà trường đào tạo ra là ai, sẽ trở thành người như thế nào!” – TS Lê Minh đưa ra lời khuyên.
Là một trong những trường hàng đầu về Công nghệ thông tin tại Việt Nam, ĐH FPT luôn đề cao chương trình đào tạo đáp ứng với nhu cầu xã hội. Sinh viên nhà trường luôn được mọi điều kiện để trang bị kiến thức chuyên môn vững chắc, cập nhật, đồng thời rèn luyện kỹ năng mềm, ngoại ngữ để có thể rộng cửa việc làm sau khi ra trường.
Nhằm cung cấp cho các bạn học sinh, phụ huynh những thông tin đầy đủ hơn về nhu cầu nhân lực ngành Công nghệ thông tin, cũng như những cơ hội việc làm trong ngành, Dân trí tổ chức buổi giao lưu với chủ đề “Nhu cầu nhân lực ngành Công nghệ thông tin” vào lúc 14h ngày 8/6 trên báo Dân trí.
Buổi giao lưu có sự tham gia của các khách mời: TS Đàm Quang Minh - Hiệu trưởng Trường Đại học FPT; TS. Nguyễn Lê Minh - nguyên Phó Vụ trưởng, Phó ban chương trình quốc gia về vấn đề việc làm, bạn Võ Thị Mỹ Quỳnh - cựu sinh viên ĐH FPT, hiện làm việc tại công ty PISE tại Nhật Bản.
Thông tin khách mời:
Tiến sĩ Đàm Quang Minh hiện là Hiệu trưởng Đại học FPT, một trong những hiệu trưởng trường đại học trẻ nhất Việt Nam. Ngoài tầm nhìn và tâm huyết thay đổi diện mạo nền giáo dục nước nhà, Tiến sĩ Đàm Quang Minh còn có hơn 13 năm kinh nghiệm quản lý trong lĩnh vực giáo dục cao đẳng, đại học và hợp tác quốc tế.
TS. Nguyễn Lê Minh - nguyên Phó Vụ trưởng, Phó ban chương trình quốc gia về vấn đề việc làm. Ông cũng là chuyên gia tư vấn của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO (tổ chức của Liên hợp quốc).
Bạn Võ Thị Mỹ Quỳnh, cựu sinh viên ĐH FPT
Tốt nghiệp loại Giỏi, trường Đại học FPT, Mỹ Quỳnh hiện là Lập trình viên tại công ty PISE (thành phố Sapporo, Nhật Bản). Mỹ Quỳnh cũng đóng vai trò “cầu nối” giữa Tập đoàn PISE và Đại học FPT nhằm tuyển dụng nguồn nhân lực IT từ nhà trường. Trong quá trình học tập, Mỹ Quỳnh luôn đạt học sinh xuất sắc, giỏi trong các học kỳ. Từ khi là sinh viên năm Nhất, Quỳnh tích cực tham gia các hoạt động phong trào, giao lưu văn hóa, đồng sáng lập Cộng đồng sinh viên tình nguyện Sitigroup (Đại học FPT).
Bạn đọc gửi câu hỏi TẠI ĐÂY để được giải đáp