Qua rồi thời học thực hành trên giấy vở và bút chép

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang bùng nổ trên toàn cầu tạo ra nhiều sự thay đổi trong đời sống, kinh tế xã hội, đồng thời cũng đặt ra vô vàn thách thức lớn cho ngành giáo dục Việt Nam trong việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng theo nhu cầu mới của thời đại: “Qua rồi thời học thực hành trên giấy vở và bút chép”.

Khi nhà trường bắt tay doanh nghiệp


Ông Pham Thai Lai – Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc TNHH Siemens Việt Nam và Lào kí kết hợp tác với Ông Đinh Văn Thành – Tổng Giám Đốc tập đoàn Polyco – Hiệu phó trường ĐH Công nghệ Đông Á

Ông Pham Thai Lai – Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc TNHH Siemens Việt Nam và Lào kí kết hợp tác với Ông Đinh Văn Thành – Tổng Giám Đốc tập đoàn Polyco – Hiệu phó trường ĐH Công nghệ Đông Á

Mới đây nhất, ngày 16/11 vừa qua, Trung tâm đào tạo số hóa quy trình sản xuất công nghiệp (Digital Process Industries), kết quả của quá trình hợp tác giữa Polyco, Trường Đại học Công Nghệ Đông Á và Siemens nhằm mục đích trang bị cho các sinh viên, các kỹ sư tương lai từ các công ty công nghiệp các kiến thức, kỹ năng thực tế, cập nhật công nghệ kỹ thuật mới nhất đáp ứng nhu cầu số hóa ngày nay đã ra đời. Sự có mặt của trung tâm này chính là biểu hiện rõ rệt nhất của việc chuyển mình của các trường đại học trong việc rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn, đưa kiến thức đào tạo tại trường tiệm cận hơn với nhu cầu của doanh nghiệp xã hội.

Theo ông Đinh Văn Thành, Tồng Giám Đốc Tập đoàn Polyco, Phó Hiệu Trưởng Trường Đại học Công Nghệ Đông Á, “Trung tâm đào tạo đã ra đời vào đúng thời điểm “Chuyển đổi hệ thống giáo dục cùng với công nghệ” mà Trường Đại học Công nghệ đang nỗ lực thực hiện. Công nghệ đã có mặt tại tất cả các khía cạnh của giáo dục, đồng hành cùng với các hoạt động đào tạo. Để có thể bắt kịp và tận dụng được các công nghệ hiện nay, các nhà đào tạo cần phải sẵn sàng thay đổi để tìm ra các hướng chuyển đổi phù hợp với thực tế của mình.”

Trung tâm đào tạo số hóa tại Trường Đại học Công nghệ Đông Á đã ứng dụng các công nghệ tự động hóa và số hóa của Siemens được điều chỉnh phù hợp với các mô hình đào tạo khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu giáo dục hiện nay. Sự hợp tác này đã giúp Trường Đại học Công nghệ Đông Á tạo thêm cơ hội việc làm cho sinh viên trong tương lai và khép kín chu trình Tuyển sinh – Đào tạo – Việc làm.

Bởi vậy khi nhà trường “bắt tay” doanh nghiệp, sự hợp tác này góp phần nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn đào tạo tại trường, góp phần mang lại những giá trị học tập thiết thực cho người học. Thông qua việc hợp tác với doanh nghiệp, nhà trường nâng cao được chất lượng đào tạo cũng như tìm được đầu ra phong phú cho người học, từ đó nâng cao uy tín của trường trước những yêu cầu của doanh nghiệp trong xã hội.

Khi doanh nghiệp đồng hành cùng trường


Cắt băng khánh thành phòng thực hành tự động số hoá hiện đại

Cắt băng khánh thành phòng thực hành tự động số hoá hiện đại

Những nhà sản xuất nhà đầu tư luôn muốn dây chuyền sản xuất của họ nhanh hơn, linh hoạt hơn và năng suất cao hơn đồng thời rút ngắn thời gian sản xuất và thời gian đưa sản phẩm ra thị trường. Bên cạnh đó, chất lượng sản phẩm vẫn phải được đảm bảo cùng với việc tối ưu hóa chi phí. Điều này đặt ra nhu cầu bức thiết về nghiên cứu và đào tạo cho người sử dụng, nhà tích hợp hệ thống, cơ sở đào tạo… để đáp ứng yêu cầu cập nhật kiến thức nhanh chóng và ứng dụng vào trong quá trình sản xuất hiện tại.

Khi doanh nghiệp đồng hành với cơ sở đào tạo, doanh nghiệp tạo cơ hội cho sinh viên thâm nhập ngay từ quá trình đi học thì khi ra trường sinh viên tiếp cận nhanh hơn, bớt được thời gian trống hay đào tạo lại. Doanh nghiệp đánh giá khả năng, năng lực, phẩm chất của sinh viên ngay trong thời gian sinh viên còn đang ngồi trên ghế nhà trường, tăng cường quyền và cơ hội lựa chọn, sử dụng nguồn lao động chất lượng, có trình độ, từ đó giải quyết được bài toán nan giải về nhân lực.

Với mục đích “học để làm việc”, tăng cường kỹ năng thực hành là cách nhiều trường đại học lựa chọn và áp dụng. Cũng vì đó, hợp tác doanh nghiệp được các trường ưu tiên phát triển. Tuy nhiên, nếu chỉ có sự đồng thuận và nỗ lực từ phía nhà trường và doanh nghiệp thôi chưa đủ, để có nguồn nhân lực chất lượng cao, tay nghề vững thì bản thân chính người học cũng cần nỗ lực học tập, nắm bắt cơ hội, tăng cường thực tiễn, thực hành và trước hết là các cơ hội có được từ phía nhà trường.


Bà Dương Hương Ly – Giám đốc truyền thông, công ty TNHH Siemens Việt Nam đang trao đổi tại buổi kí kết

Bà Dương Hương Ly – Giám đốc truyền thông, công ty TNHH Siemens Việt Nam đang trao đổi tại buổi kí kết

Qua rồi thời học thực hành trên giấy vở và bút chép - 4

Qua rồi thời học thực hành trên giấy vở và bút chép - 5

Qua rồi thời học thực hành trên giấy vở và bút chép - 6

Qua rồi thời học thực hành trên giấy vở và bút chép - 7

EAUT.edu.vn