Phương pháp đồng hành & biến áp lực thành động lực

Trong các cuộc điền kinh, khó “nhằn” nhất là ở các cự li ngắn như chạy 100m chẳng hạn. Ở môn thi này, thời gian tính bằng 1/100s nên dù chỉ một sai lầm rất nhỏ cũng đẫn đến thất bại vì không có cơ hội sửa chữa.

Đối với các kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học và thi vào cấp 3 của ta, tuy không đến mức “không thể sửa chữa”, song cũng rất khốc liệt. Vậy, làm thế nào để các em phát huy hết năng lực của mình để đạt kết quả một cách tốt nhất?

Đó là câu hỏi không dễ trả lời, song, không phải đến mức botay.com. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, chỉ khi nào giải tỏa được áp lực thì khi đó, con người ta mới có độ tập trung cao nhất, không bị hiện tượng “căng cứng”, trí tuệ rơi vào trạng thái “nhớ nhớ, quên quên”.

Phương pháp đồng hành & biến áp lực thành động lực - 1

Trong khi phương cách tuyển sinh hiện nay, các em chịu rất nhiều áp lực. Áp lực đến từ bản thân, áp lực từ bè bạn, áp lực từ niềm mong đợi của gia đình và áp lực của những khối kiến thức đồ sộ phải “tiêu hóa” trong một thời gian ngắn.

Do có quá nhiều áp lực nên không ít gia đình (và có cả một số thày cô) cố gắng “nhồi nhét” vào đầu các em càng nhiều kiến thức càng tốt.

Thế nhưng tiếc thay, bộ não của con người lại không phải cái thùng không đáy (hay cái túi ba gang trong truyện cổ tích), nhồi bao nhiêu, nhét bao nhiêu cũng được. Nó có “liều lượng” và đặc biệt là cần có thời gian để “tiêu hóa, thẩm thấu”. Do đó, đã không ít trường hợp “nhồi” kiến thức này thì kiến thức khác lại… ra đi.

Đặc biệt vào những ngày cuối của chương trình ôn tập, các em thường phải thức khuya để học bài, nhiều em do lo âu, căng thẳng, mệt mỏi dẫn đến mất ngủ hoặc ngủ không ngon giấc. Đây là điều rất nguy hại bởi bộ não phải làm việc quá sức dẫn đến căng thẳng, trí nhớ suy giảm, trí tuệ thiếu minh mẫn, tư tưởng phân tán, không tập trung…

Vậy làm thế nào để giải bài toán này?

Trước hết, về tâm lý, các bậc phụ huynh cần phải giảm áp lực cho các em và đặt giả thiết nếu như kết quả không được như mong muốn cũng không phải là điều tồi tệ ghê gớm nhất.

Thứ hai, giảm áp lực về kiến thức, không nên học theo kiểu học mọi thứ và “nhồi nhét” bằng mọi giá.

Thứ ba, duy trì chế độ ăn nghỉ hợp lý theo điều kiện sức khỏe của từng em.

Thứ tư, hãy đồng hành cùng các em, biến những áp lực thành động lực, thành niềm mê say và thứ năm, cần có sự hiểu biết nhất định về y dược học để kịp thời bổ sung dưỡng chất cho bộ não.

Dưới sự phát triển của y dược học hiện đại, việc can thiệp vào quá trình nhận thức và nâng cao trí tuệ của con người là điều hoàn toàn có thể và thậm chí đạt hiệu quả rất cao.

Trong bài viết sau, chúng tôi sẽ giới thiệu 5 giải pháp cho chứng “nhớ nhớ quên quên“ vào mùa thi để từ đó, các em và bậc phụ nắm được bí quyết tăng cường trí nhớ cho sĩ tử..

Đây là kết quả công trình nghiên cứu do Hãng dược phẩm Traphacoo thực hiện từ nhiều năm qua.

Dự kiến trong tháng 5, báo Dân trí sẽ phối hợp với Traphaco mời một nhóm chuyên gia y tế hàng đầu tổ chức buổi giao lưu trực tuyến để giúp các em có một tinh thần và sức khỏe tốt nhất cho kỳ thi tuyển sinh năm nay.

Các bạn có thể gửi ngay những thắc mắc của mình vào phần comment dưới đây. Mọi thắc mắc của các bạn sẽ được chúng tôi trả lời trực tiếp trong buổi giao lưu hoặc sẽ gửi thư điện tử đến tất cả các bạn.

Nguyễn Hoàng

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm