Gia đình "nội chiến" vì dạy con tự lập

“Thôi thôi, để đấy cho tôi. Có mấy cái bát mà cũng bắt nó làm… Con trai không phải rửa bát, quét nhà”, giọng mẹ chồng tưởng như bình thường nhưng vẫn có tông nào đó như gằn lên với chị Thu Vân (Đống Đa, Hà Nội).

Đúng là “có mấy cái bát…” chẳng đáng để mẹ chồng nàng dâu xích mích, nhưng khổ nỗi cậu con trai chuẩn bị vào lớp 10, chị Vân muốn con có ý thức lao động cơ bản. Thế nhưng cứ lần nào chị gọi con trai xuống giúp việc nhà, mẹ chồng chị lại cáu gắt: “Con trai, ai rửa bát, quét nhà? Cho nó học đi, sau này còn làm việc lớn”. Hay như nhà cách trường có hơn một cây số, vợ chồng chị muốn cho con tự đi học thì bà lại gàn “Phố xá đông đúc, đi lại nguy hiểm. Cách có hơn cây, anh chị đèo cháu đi cho nhanh, mà lại an toàn”.

Học sinh THPT FPT cùng giặt chăn trong một hoạt động ngoại khóa của trường.
Học sinh THPT FPT cùng giặt chăn trong một hoạt động ngoại khóa của trường.

Được bà luôn bảo lãnh, cậu cháu đích tôn càng có cớ để thoái thác việc nhà, vợ chồng chị Vân rất phiền lòng. Nhiều lần nhỏ to trao đổi với mẹ chồng về việc dạy cháu tự lập thì bà lại giận dỗi, cho rằng vợ chồng chị Vân không thương con, không tạo điều kiện cho con học hành. Sau nhiều lần trao đổi nhưng vẫn không nhận được sự đồng thuận với mẹ chồng trong cách dạy cháu tự lập, vợ chồng chị Vân đã nghĩ ra “diệu kế” là cho con trai sang nước ngoài, sống ở nhà người họ hàng trong hai tháng hè.

Trong một tuần đầu, ngày nào con trai cũng gọi điện về than vãn, làm mẹ chồng chị đứng ngồi không yên. Vợ chồng chị dĩ nhiên mừng lắm, còn gọi điện sang nhờ người họ hàng kiên quyết cho con trai mình cùng giúp việc nhà. Để hòa nhập với gia đình người khác, cộng với việc tự xấu hổ, sau hai tháng “xuất khẩu lao động”, con trai chị về nhà đã biết giúp việc vặt, thậm chí còn hồ hởi với viễn cảnh mấy năm nữa đi du học không sợ “khổ không chịu được”.

“Để được mẹ chồng đồng tình với cách “huấn luyện” con của mình, mẹ chồng nàng dâu nhà tôi cũng nhiều trận căng thẳng lắm. Nhưng suy cho cùng bà chỉ sợ cháu khổ. Giờ thấy hoá ra cháu mình giỏi lắm, việc dạy vài lần là làm ngon lành, bà cũng vui lây, còn khen mình nữa”, chị Vân hồ hởi kể.

Cũng như chị Vân, muốn con sớm có tính tự lập và cho rằng “là con gái, cần biết nữ công gia chánh” nên dù nhà có giúp việc, chị Lê Hải Lan (Quế Võ, Bắc Ninh) vẫn giao cho cô con gái học lớp 9 các công việc nhà như quét nhà, nhặt rau, cắm cơm. Tuy nhiên, anh Vũ – chồng chị lại cực lực phản đối và cho rằng, nhà có điều kiện thì con cái phải được sung sướng, chỉ cần học để luôn đứng đầu lớp là được.

Dù cho vợ nhiều lần giải thích nên dạy con tự lập bởi bố mẹ sẽ không thể ở bên cạnh con suốt đời để chăm lo cho con, nhưng anh Vũ vẫn một mực khăng khăng quan điểm. Mẹ nói thế này, bố nói thế khác nên không chỉ có anh chị trở nên “mặt nặng, mày nhẹ” với nhau mà ngay cô con gái cũng khó xử và chống đối mỗi lần được giao việc nhà.

Thấy “bụt chùa nhà không thiêng” nên chị Lan đã nhờ sự tham vấn từ chính giáo viên chủ nhiệm của con gái mình. Qua những lần họp phụ huynh, gặp gỡ giáo viên chủ nhiệm để trao đổi về tình hình học cũng như kỹ năng sống của con gái, anh Vũ cũng dần dần thay đổi quan điểm và lặng yên mỗi khi chị Lan hướng dẫn con làm việc nhà. “Khi con vào cấp 3, tôi sẽ thuyết phục cả nhà cho con gái học nội trú để rèn luyện tính tự lập”, chị Lan chia sẻ.

Cùng tâm lý muốn con tự lập từ sớm, anh Lê Thắng (Hai Bà Trưng, Hà Nội) nhớ lại, khi con trai còn học cấp 2, vợ chồng anh luôn bất đồng quan điểm trong cách dạy con, thậm chí trong cả việc nhỏ như đưa đón con đi học. Nhưng quá trình tìm hiểu và thống nhất, vợ chồng anh Thắng đã quyết định cho con trai theo học nội trú tại trường cấp 3 FPT.

Theo học nội trú giúp con trẻ trưởng thành và tự lập hơn. Bởi vậy, nhiều gia đình hiện đại truyền tai nhau học nội trú – một người học, cả nhà vui.
Theo học nội trú giúp con trẻ trưởng thành và tự lập hơn. Bởi vậy, nhiều gia đình hiện đại truyền tai nhau học nội trú – một người học, cả nhà vui.

“Trước đó, con trai tôi khá kiệm lời và bị động trong các hoạt động xã hội nhưng sau một năm học nội trú ở FPT, cháu đã có những tiến bộ đáng kể”, anh Thắng chia sẻ.

Anh hồ hởi kể thêm, từ ngày học nội trú, con trai anh biết để ý chăm sóc bản thân, biết tự lo ăn uống, rèn luyện cơ thể. “Có lần, vợ chồng tôi bất ngờ vì bình thường cháu lười vận động nhất nhà; nhưng lên ở nội trú theo phong trào bạn bè ngày nào cháu cũng tập gym, lại còn tham gia chơi cả bóng đá lẫn bóng rổ. Về nhà còn biết cầm chổi tự quét dọn phòng. Hồi đầu vợ chồng tôi còn tưởng mình ngủ mơ”, anh Thắng hóm hỉnh tả lại giai đoạn đầu cho con đi học nội trú.

“Tuổi này bố mẹ dạy không được đâu, nhưng thầy cô với bạn bè nói thì dễ lại nghe. Vợ chồng tôi thấy học nội trú hoá ra một người khoẻ mạnh hơn, mà cả nhà lại vui; đang tính cho nốt cô con gái thứ hai đi học cấp ba nội trú luôn”, ông bố có hai con đang tuổi lớn tâm đắc với bí quyết dạy con của mình kể.

Trường THPT FPT là hệ phổ thông chất lượng trực thuộc Trường Đại học FPT, hoạt động theo mô hình nội trú, có trụ sở đặt tại Khu Công nghệ cao Hoà Lạc, Hà Nội. Theo đó học sinh sẽ học tập trung tại trường từ thứ Hai tới thứ Sáu hàng tuần.

Năm học 2016-2017, trường THPT FPT tuyển sinh 400 chỉ tiêu dành cho học sinh THCS trên cả nước.

Để biết thêm thông tin chi tiết về kì kiểm tra năng lực ngày 22/5/2016 vào trường THPT và cách thức đăng ký dự thi, phụ huynh và thí sinh có thể truy cập tại: http://thpt.fpt.edu.vn/thong-bao-tuyen-sinh-cho-hoc-sinh-vao-lop-10-nam-hoc-2016-2017/ hoặc liên hệ số điện thoại (04) 7300 6800.

Việt Anh