Người dân trên khắp thế giới đang phàn nàn điều gì?

(Dân trí) - Cho dù bạn là công dân của nước giàu hay nước nghèo, luôn có một điều gì đó để bạn phải phàn nàn về đất nước mình đang sống: từ chính phủ, thuế, hành chính công hay thời tiết. Hãy cùng xem công dân trên toàn cầu đang kêu ca những điều gì.

1. Azerbaijan

Người dân trên khắp thế giới đang phàn nàn điều gì? - 1

Đất nước Hồi giáo ở vùng Caucasus hài lòng với sự tăng trưởng kinh tế và du lịch của mình trong những năm gần đây. Nhưng người dân vẫn phàn nàn về chế độ gia đình trị. Họ nói rằng, kiến thức thôi chưa đủ để có một công việc tốt mà còn cần phải có mối quan hệ thân thiết với những người có chức tước.

2. Romania

Người dân trên khắp thế giới đang phàn nàn điều gì? - 2


Tham nhũng là một trong những phàn nàn phổ biến nhất trong số các công dân Romania. Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế, Romania đứng thứ 4 về chỉ số tham nhũng ở châu Âu. Ủy ban chống tham nhũng của bang đã chỉ ra rằng trong năm 2014, có hơn 1.000 trường hợp chính trị gia, thẩm phán và doanh nhân tham gia vào vấn nạn này. Các vi phạm phổ biến nhất là hối lộ, tham ô công quỹ, rửa tiền, đe dọa, trốn thuế và giả mạo tài liệu.

3. Zimbabwe

Người dân trên khắp thế giới đang phàn nàn điều gì? - 3

Zimbabwe từng là thiên đường của lục địa châu Phi, được hưởng lợi từ cánh đồng bông và lúa mì. Nhưng sự kiểm soát kém của chính phủ đã khiến đất nước này tụt dốc. Điều lo ngại nhất của các công dân là sự lạm phát lan rộng. Để hiểu điều này, bạn nên biết rằng trong năm 2009, khi đồng tiền mất giá, ngân hàng đã đưa ra tỉ lệ quy đổi 175 tỷ đôla Zimbabwe lấy 5 đôla Mỹ.

4. Singapore

Người dân trên khắp thế giới đang phàn nàn điều gì? - 4

Thành phố Đông Á này có sự tiến bộ vượt bậc về kinh tế, công nghệ và thương mại. Bất cứ ai cũng ngạc nhiên về tình trạng sạch sẽ và tổ chức ở đây. Tuy nhiên, có một số những vấn đề ẩn dấu dưới lớp bề mặt này đó là quyền tự do báo chí ở quốc gia này bị hạn chế rất nhiều. Singapore xếp hạng 151 trên 180 quốc gia về chỉ số tự do báo chí.

5. Anh

Người dân trên khắp thế giới đang phàn nàn điều gì? - 5

Nếu bạn đã từng đến vương quốc Anh, bạn sẽ nhận ra rằng điều bất ổn nhất trên quốc đảo này là thời tiết. Bão và mưa vào giữa mùa hè không còn là điều xa lạ với người Anh và thời tiết khắc nghiệt thay đổi thường xuyên khiến rất khó dự báo thời tiết những ngày sắp đến. Vì vậy, đừng ngạc nhiên nếu nghe thấy thời tiết là điều khiến nhiều người phàn nàn nhất ở đây.

6. Mexico

Người dân trên khắp thế giới đang phàn nàn điều gì? - 6

Những bãi biển tuyệt đẹp và sự bùng nổ du lịch ở thành phố biển Caribbean này không thể che giấu được một sự thật rằng nạn buôn bán ma túy đã tàn phá gần như mọi mặt tốt của quốc gia trung Mỹ này và nhấn chìm nhiều vùng của đất nước vào các cuộc chiến tội phạm đẫm máu. Ma túy xuất hiện ở mọi nơi, từ truyền thông đến trường học, quân đội đến chính phủ và các công dân Mexico chỉ có thể phàn nàn điều này trong yên lặng.

7. El Salvador

Người dân trên khắp thế giới đang phàn nàn điều gì? - 7

Làm thế nào mà một đất nước yên bình, nhỏ bé ở giữa lục địa Nam Mỹ lại trở thành thành phố tội phạm quốc tế? Điều này là do sự nghèo đói, khoảng cách giàu nghèo rõ rệt và thiếu thông tin lẫn công nghệ. Trận lũ lụt phá hủy đất nước trong năm 2011 gây ra thiệt hại 900 triệu đô la chỉ khiến tình trạng đất nước tồi tệ hơn. El Salvador là quốc gia có tỉ lệ giết người cao nhất trong năm 2016 với hơn 6.000 vụ giết người. Điều này dẫn tới tâm lý bất ổn trong người dân.

8. Thụy Điển

Người dân trên khắp thế giới đang phàn nàn điều gì? - 8

Thụy Điển là một trong những đất nước tốt nhất thế giới về quyền công dân và chất lượng kinh tế. Vậy điều gì khiến những công dân Thụy Điển khi họ được hưởng một chế độ phúc lợi xã hội tốt đến vậy? Đó chính là quy tắc xã hội có tên gọi là “ luật của Jante” – cho rằng phô trương sự thành công của cá nhân là không lịch sự. Điều này vấp phải sự phản ứng của những người Thụy Điển trẻ tuổi – những người mong muốn được nói về chính bản thân mình và phá vỡ những huyền thoại cũ.

9. Malaysia

Người dân trên khắp thế giới đang phàn nàn điều gì? - 9


Nước Hồi giáo Đông Á này được xem là nước xuất khẩu chè lớn nhất thế giới cũng như là chủ sở hữu của một ngành công nghiệp dệt rộng lớn. Tuy nhiên, điều làm xáo trộn công dân trong nước chính là biểu hiện của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc giữa nhóm người Malaysia chiếm đa số (khoảng 53% dân số) với các nhóm thiểu số có nguồn gốc Trung Quốc (khoảng một phần tư dân số) và Ấn Độ (khoảng 7%).

10. Canada

Người dân trên khắp thế giới đang phàn nàn điều gì? - 10

Công dân của Bắc Mỹ hưởng một nền kinh tế khá ổn định và chính sách phúc lợi lớn hơn các nước láng giềng nhưng họ đang than phiền rằng mình phải phụ thuộc quá nhiều vào người hàng xóm phía nam. Người dân Canada nhận thấy rằng những gì xảy ra ở Hoa Kỳ có ảnh hưởng đến việc thúc đẩy các vấn đề trong nước của quốc gia mình.

11. Philippines

Người dân trên khắp thế giới đang phàn nàn điều gì? - 11


Ở Philippines, việc áp dụng Internet tốc độ cao đang tiến triển rất chậm. Đất nước này là một trong những nơi kém nhất thế giới về tốc độ kết nối với mạng - điều này gây ra sự thất vọng đáng kể cho người dân.

12. Nam Phi

Người dân trên khắp thế giới đang phàn nàn điều gì? - 12


Tội phạm, bạo lực, bắt cóc và tham nhũng của chính phủ - nhiều người Nam Phi đã quá quen với tình huống này. Mặc dù Nam Phi được coi là một trong những quốc gia giàu nhất và tiên tiến nhất trên lục địa châu Phi, nhưng bạo lực hàng ngày hiện diện nhiều nơi trên đất nước là một trong những điều tồi tệ nhất của xã hội. Cụ thể, tỷ lệ bạo hành tình dục của Nam Phi là một trong những mức cao nhất trên thế giới, và chính quyền vẫn chưa tìm ra giải pháp cho vấn đề này.

13. Đức

Người dân trên khắp thế giới đang phàn nàn điều gì? - 13


Khiếu nại phổ biến nhất của một trong những nước lớn nhất và có ảnh hưởng nhất Liên minh châu Âu là về truyền hình. Không phải là người Đức không thích nội dung truyền hình được phát sóng, tuy nhiên, các kênh phát thanh công cộng đã được giảm xuống và tiền thuê bao các kênh phát sóng tăng lên. Một cuộc biểu tình lớn chống lại tiền thuê bao truyền hình đã được tổ chức trên các đường phố Berlin vào năm 2016, nhưng cuộc biểu tình không thành công, và khoản phí khổng lồ vẫn còn tồn tại.

Hữu Nguyên

Theo BM