1. Dòng sự kiện:
  2. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết
  3. Sắp xếp bộ máy để tinh, gọn, mạnh

Yêu cầu Trung Quốc chấm dứt vi phạm chủ quyền Việt Nam

“Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay những việc làm vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga nói.

Bà Nguyễn Phương Nga nhấn mạnh, Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay những việc làm vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, thực hiện nghiêm túc Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) mà Trung Quốc đã cùng với các nước ASEAN ký kết năm 2002.
 
Tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao ngày 24/6, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Ủy ban cải cách và phát triển Nhà nước Trung Quốc thông qua “Cương yếu Quy hoạch xây dựng và phát triển đảo du lịch quốc tế Hải Nam 2010-2020,” trong đó xác định Khu tổ hợp chức năng biển do tỉnh Hải Nam, Trung Quốc quản lý bao gồm cả Trường Sa và Hoàng Sa, nêu kế hoạch tăng cường mở tuyến du lịch đường không và đường biển ra quần đảo Hoàng Sa, đồng thời khuyến khích việc đăng ký quyền sử dụng đối với các đảo không người ở, bà Nguyễn Phương Nga khẳng định: “Việt Nam có chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
 
Chúng tôi kiên quyết phản đối việc Trung Quốc thông qua “Cương yếu Quy hoạch xây dựng và phát triển đảo du lịch quốc tế Hải Nam 2010-2020”, trong đó xác định Khu tổ hợp chức năng biển do tỉnh Hải Nam, Trung Quốc quản lý bao gồm cả Trường Sa và Hoàng Sa, nêu kế hoạch tăng cường mở tuyến du lịch đường không và đường biển ra quần đảo Hoàng Sa, đồng thời khuyến khích việc đăng ký quyền sử dụng đối với các đảo không người ở".
 
Bà Nguyễn Phương Nga nhấn mạnh, những việc làm đó của phía Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, trái với tinh thần DOC.
 
Điểm 5 của DOC khẳng định: “Các bên cam kết đảm bảo tự kiềm chế, không áp dụng các hành động mở rộng, làm phức tạp hóa tranh chấp và ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định, bao gồm không áp dụng các hành động cư trú trên các đảo, đá ngầm, bãi cát hoặc kết cấu tự nhiên khác hiện không có người cư trú, và xử lý các tranh chấp đó bằng phương thức mang tính xây dựng”.
 
Trước đó, ngày 22/6, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc để phản đối.
 
Theo TTXVN/Vietnam+

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm