1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

Xói lở chân cầu Hàm Rồng, đe dọa an toàn tuyến đường sắt Bắc - Nam

(Dân trí) - Cầu Hàm Rồng bắc qua sông Mã, thuộc địa phận phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa đang bị xói lở, sụt lún nghiêm trọng. Đây là cây cầu có lịch sử lâu đời và nằm trên tuyến đường sắt Bắc - Nam.

Xói lở chân cầu Hàm Rồng, đe dọa an toàn đường sắt Bắc - Nam

Theo ghi nhận của phóng viên, tại khu vực mố Nam cầu Hàm Rồng đang xuất hiện tình trạng xói lở nghiêm trọng. Phần tứ nón (gồm vật liệu đất, đá xây bao quanh mố cầu) và phần chân khay tứ nón đều bị sụt lún về phía dòng sông Mã.

Có điểm sụt sâu hơn 1m, kéo dài hàng chục mét và tình trạng xói lở đang có dấu hiệu tiếp tục diễn ra, làm ảnh hưởng đến khả năng bảo vệ mố cầu.

Cầu Hàm Rồng bắc qua sông Mã, thuộc phường Hàm Rồng, TP. Thanh Hóa.
Cầu Hàm Rồng bắc qua sông Mã, thuộc phường Hàm Rồng, TP. Thanh Hóa.

Không những thế, nhiều thanh gỗ được lắp đặt giữa cầu và đường bộ có tác dụng giảm tải đã bị rơi ra ngoài, qua thời gian sử dụng lâu, nhiều thanh gỗ đã xuất hiện hiện tượng mối mọt.

Nguyên nhân được cho là do ảnh hưởng của đợt lũ tháng 9 và tháng 10 năm 2018, nước xoáy, cộng với dòng chảy mạnh đã làm tứ nón mố phía Nam, hạ lưu cầu Hàm Rồng bị xói lở nặng, làm gãy chân khay, gây sụt lún và nứt toác tứ nón.

Thời gian qua, tại khu vực chân cầu Hàm Rồng xuất hiện tình trạng sụt lún.
Thời gian qua, tại khu vực chân cầu Hàm Rồng xuất hiện tình trạng sụt lún.

Theo báo cáo của Công ty Cổ phần đường sắt Thanh Hóa (Cty đường sắt Thanh Hóa), từ ngày 4/9, đơn vị này đã phát hiện tại vị trí móng tứ nón mố Nam, phía hạ lưu bị xói lở nặng, làm hẫng và gãy chân khay gây lún, sụt và nứt tứ nón. Ngay sau đó, đơn vị này đã cho gia cố và cử người theo dõi.

Qua theo dõi, Cty đường sắt Thanh Hóa đã ghi nhận việc sụt lún khu vực chân cầu Hàm Rồng là rất nghiêm trọng.

Vết sạt lở dài hơn 20m, có vị trí sâu hơn 1m.
Vết sạt lở dài hơn 20m, có vị trí sâu hơn 1m.

Phần chân khay tứ nón bị sạt dài 25m, sâu từ 0,7- 1,2m. Vết nứt giữa tứ nón và mái tatuy đường bộ đầu cầu kéo dài từ đỉnh tứ nón đến chân khay dài 12,50m, rộng 0,5-0,6m, giữa tứ nón và mặt bên mố cầu rộng từ 0,5-0,6m, dài 13,5m.

Vị trí tiếp giáp giữa mặt cầu và đường đầu cầu tụt hàm ếch, nguy cơ làm gãy bản giảm tải, mất an toàn các phương tiện khi tham gia giao thông.

Phần tứ nón bị sụt lở, tách khỏi mố cầu.
Phần tứ nón bị sụt lở, tách khỏi mố cầu.

Trước tình trạng trên, để đảm bảo an toàn cho các phương tiện qua lại, Cty đường sắt Thanh Hóa đã cắt cử người túc trực, kiểm tra liên tục, báo cáo tình hình để đưa ra phương án xử lý kịp thời, đảm bảo an toàn giao thông cho tuyến đường sắt Bắc - Nam.

Cty đường sắt Thanh Hóa cũng đã báo cáo Cục Đường sắt Việt Nam, Tổng Công ty đường sắt Việt Nam để đề nghị cho phép xử lý khẩn cấp những hư hỏng tại khu vực tứ nón phía Nam chân cầu Hàm Rồng.

Nhiều thanh gỗ được lắp đặt giữa cầu và đường bộ có tác dụng giảm tải đã bị rơi ra ngoài, xuất hiện hiện tượng mối mọt do thời gian sử dụng đã lâu.
Nhiều thanh gỗ được lắp đặt giữa cầu và đường bộ có tác dụng giảm tải đã bị rơi ra ngoài, xuất hiện hiện tượng mối mọt do thời gian sử dụng đã lâu.

Theo khẳng định của lãnh đạo Cty đường sắt Thanh Hóa, hiện nay, cầu Hàm Rồng vẫn đảm bảo an toàn tuyệt đối cho tàu và các phương tiện giao thông qua lại.

Ông Hoàng Gia Khánh, Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên quản lý đường sắt Thanh Hóa, cho biết: Công ty đã có phương án xử lý bằng cách thả rọ đá bao quanh chân khay tứ nón, làm lại nón mố và đế bảo vệ mố cầu, kè lát mái chống xói lở bờ sông hai bên để bảo vệ mố cầu...

Vết sạt lở hướng về sông Mã.
Vết sạt lở hướng về sông Mã.

Cầu Hàm Rồng cũ do Pháp xây dựng năm 1904 là cầu vòm thép không có trụ ở giữa. Cầu bị phá hủy năm 1946, đến năm 1962 mới được khởi công xây dựng lại và khánh thành ngày 19/5/1964. Cầu gồm 2 nhịp dầm thép, ở giữa là đường sắt, hai bên là đường ô tô và đường dành cho người đi bộ.

Từ tháng 12/2000, sau khi cầu Hoàng Long khánh thành, cầu Hàm Rồng chỉ dành cho đường sắt.

Cầu Hàm Rồng có vị trí giao thông rất quan trọng, là cầu đường sắt duy nhất đi qua sông Mã. Đây là cây cầu rất nổi tiếng trong chiến tranh Việt Nam, là trọng điểm của cuộc đấu tranh đánh phá và bảo vệ giao thông.

Năm 1973 cầu được khôi phục lại, trụ giữa vẫn dùng lại làm móng cột ống, tháo dỡ dầm thép cũ, thay bằng 2 nhịp 80 m đơn giản.

Cầu Hàm Rồng ngày nay trở thành một di tích lịch sử vô giá, là một địa điểm tham quan thu hút khách du lịch mỗi khi tới thành phố Thanh Hóa.

46391158_575391302890736_8180835095880400896_n

Tình trạng sạt lở được cho là do ảnh hưởng của mưa lũ trong tháng 9 và tháng 10 vừa qua.
Hiện Cty đường sắt Thanh Hóa đã báo cáo cấp trên để có phương án khắc phục.
Hiện Cty đường sắt Thanh Hóa đã báo cáo cấp trên để có phương án khắc phục.
Trước mắt, Cty đường sắt Thanh Hóa cử người theo dõi liên tục để nắm tình hình, báo cáo để có phương án ứng phó.
Trước mắt, Cty đường sắt Thanh Hóa cử người theo dõi liên tục để nắm tình hình, báo cáo để có phương án ứng phó.

Duy Tuyên