1. Dòng sự kiện:
  2. Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV
  3. 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

TPHCM:

Xe 3, 4 bánh tự chế vẫn chạy bất chấp lệnh cấm

(Dân trí) - Từ đầu tháng 3, phạm vi cấm xe 3, 4 bánh tự chế trên địa bàn TPHCM đã mở rộng, nhiều khu vực cấm hoàn toàn. Thế nhưng, thực tế cho thấy các chủ xe vẫn cố tìm mọi cách “né” CSGT để hoạt động.

Cấm cứ cấm, chạy vẫn chạy

Từ ngày 1/3, quyết định mở rộng phạm vi cấm xe 3, 4 bánh tự chế trên địa bàn TPHCM có hiệu lực. Trong đó, khu trung tâm (giới hạn bởi các tuyến đường: Hai Bà Trưng - Tôn Đức Thắng - Hàm Nghi - Phạm Ngũ Lão - Nguyễn Thị Nghĩa - Cách Mạng Tháng Tám - Điện Biên Phủ - Hai Bà Trưng) cấm hoàn toàn xe 3, 4 bánh tự chế (kể cả xe có đăng ký).

Tuy nhiên, theo ghi nhận của Dân trí trên một số tuyến đường khu trung tâm trong ngày 2/3, các loại phương tiện này vẫn còn hoạt động khá tấp nập và công khai. Trong đó lượng xe hoạt động nhiều nhất là trên tuyến Nguyễn Thị Minh Khai. Bởi đường Nguyễn Thị Minh Khai là tuyến đường huyết mạch trong khu trung tâm, nó nối liền địa bàn quận 1 với khu vực phía Bắc và Nam thành phố.

Trong khu vực này không chỉ xuất hiện các loại xe lôi 3 bánh Trung Quốc có biển số mà còn có cả nhiều loại xe ba gác máy, ba gác đạp phổ biến ở TPHCM từ 5 năm trước. Đây là loại xe mà thành phố chủ trương thu hồi, phá hủy để bán phế liệu nhưng tính đến nay vẫn còn tồn tại khá nhiều.

Nguyễn Thị Minh Khai là một trong những tuyến đường xe 3, 4 bánh tự chế hoạt động nhộn nhịp nhất
Nguyễn Thị Minh Khai là một trong những tuyến đường xe 3, 4 bánh tự chế hoạt động nhộn nhịp nhất
Nguyễn Thị Minh Khai là một trong những tuyến đường xe 3, 4 bánh tự chế hoạt động nhộn nhịp nhất

Nguyễn Thị Minh Khai là một trong những tuyến đường xe 3, 4 bánh tự chế hoạt động nhộn nhịp nhất
Đây là loại xe ba gác máy đã bị cấm từ lâu, nhưng vẫn công khai hoạt động ngay trên đường Hai Bà Trưng

Theo ghi nhận của Dân trí, số lượng chốt chặn CSGT điều tiết giao thông tại khu trung tâm rất đông nhưng thực tế rất khó xử lý được các loại xe 3, 4 bánh tự chế này. Bởi các chủ xe cũng nắm rất rõ lịch hoạt động cũng như vị trí chốt chặn của các tổ CSGT. Họ thường chọn những khoảng thời gian giữa trưa hoặc ngoài giờ cao điểm (khi mà ít chốt CSGT trực) để hoạt động. Khi có khách trong giờ có CSGT trực, họ lại chọn hướng lưu thông khác, luồn lách vào các hẻm nhỏ để “né” chốt trực của CSGT.

Chẳng hạn như tại ngã tư Điện Biên Phủ - Hai Bà Trưng, nơi thường xuyên có CSGT chốt chặn. Khi có nhu cầu đi qua đoạn này, các bác tài xe 3, 4 bánh tự chế di chuyển trên đường Hai Bà Trưng đều rẽ phải sang Nguyễn Văn Thủ, né chốt CSGT rồi mới rẽ ra Điện Biên Phủ chạy tiếp.

Nguyễn Thị Minh Khai là một trong những tuyến đường xe 3, 4 bánh tự chế hoạt động nhộn nhịp nhất
Tại các tuyến đường vắng người như Tôn Đức Thắng, nơi có nhiều chốt cảnh sát, nhưng ba bánh vẫn ngang nhiên lưu thông

Được tin khách gọi, xe lập tức xuất phát dù biết tuyến đường mình đang chạy đã bị cấm
Được tin khách gọi, xe lập tức xuất phát dù biết tuyến đường mình đang chạy đã bị cấm (ảnh chụp trên đường Phạm Ngũ Lão)

Được tin khách gọi, xe lập tức xuất phát dù biết tuyến đường mình đang chạy đã bị cấm
Được tin khách gọi, xe lập tức xuất phát dù biết tuyến đường mình đang chạy đã bị cấm
Không những chạy đường cấm, các loại xe này còn thường xuyên vi phạm quy định chở hàng quá khổ nơi đông người (ảnh chụp trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh và Nguyễn Thị Nghĩa)

"Không chạy lấy gì ăn"

Tại TPHCM, việc cấm và hạn chế xe 3, 4 bánh tự chế hoạt động đã triển khai từ ngày 1/1/2010. Chính quyền các cấp tại TPHCM cũng đã thực hiện việc vận động, hỗ trợ người dân mưu sinh bằng nghề chạy xe 3, 4 bánh tự chế chuyển đổi nghề nghiệp. Tuy nhiên, thực tế là vẫn còn rất nhiều gia đình sống bằng nghề này, xe 3, 4 bánh tự chế vẫn còn đầy trên đường phố dù thành phố có chỉ đạo thực hiện nghiêm hơn lệnh cấm, mở rộng hơn phạm vi cấm…

Anh Hoàng Văn Hải, một bác tài xe 3, 4 bánh tự chế chuyên hoạt động khu vực quanh chợ Bà Chiểu cho biết: “Hồi trước tôi cũng đã bán xe, nhận tiền hỗ trợ rồi gom góp thêm mua cái xe wave để chạy xe ôm. Nhưng xe ôm khu này đông quá, mình mới chạy không lại người ta, làm không đủ sống. Riết rồi phải bán xe wave, dồn tiền mua xe ba gác khác để chạy lại”.

Kể rồi anh Hải thở dài: “Cũng biết người ta cấm chứ, anh chị ở phường vận động mình nhiều cũng ngại, ra đường thấy cảnh sát giao thông là nơm nớp sợ. Nhưng nói thật là không chạy lấy gì mà ăn. Tui chẳng học hành, nghề nghiệp gì, chạy xe này quen rồi, giờ đổi nghề khác khó lắm!”.

Còn anh Nguyễn Văn Minh, ngụ ở quận 7 thì sau lệnh cấm từ năm 2010, anh bỏ xe ba gác, mua xe lôi 3 bánh Trung Quốc có biển số. Anh tưởng là xe này được phép chạy nhưng ai ngờ cũng bị hạn chế đủ đường, khu trung tâm thì không được vào. Anh chia sẻ: “Ngay khi mới ban hành là mình đã biết được thông tin lệnh cấm rồi, nhưng vì cuộc sống biết làm sao được. Nếu không chạy thì không có tiền để trả nợ mua xe, chẳng may bị bắt thì đành chấp nhận bị phạt vậy!”.

Chung tình cảnh trên, anh Long ngụ quận Bình Thạnh than:“Bây giờ không chạy thì chỉ có chết đói. Bao nhiêu vốn liếng nhà tui đã dồn hết vào để mua chiếc xe này. Khi nào có khách kêu thì cứ chạy, nếu bị bắt thì cũng chịu thôi!”.

Trong khi chờ khách, chủ xe thoải mái đậu xe ngay dưới lòng đường
Trong khi chờ khách, chủ xe thoải mái đậu xe ngay dưới lòng đường (ảnh chụp trên đường Bạch Đằng)

Những giờ cao điểm tuần tra của CSGT, nhiều xe chọn phương án tìm một điểm đậu an toàn
Những giờ cao điểm tuần tra của CSGT, nhiều xe chọn phương án tìm một điểm đậu an toàn (ảnh chụp trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Cũng theo các bác tài thì thực tế nhu cầu thuê xe 3, 4 bánh chở hàng của người dân rất cao. Trong khu trung tâm có nhiều hẻm nhỏ xe tải không vào được, người dân có nhu cầu vận chuyển hàng hóa đều phải kêu xe ba gác hoặc xe lôi. Do nhu cầu lớn nên nghề này mang lại thu nhập khá cao cho các bác tài, nhiều người cũng không muốn chuyển sang nghề khác.

Anh Nguyễn Văn Minh cho biết: “Giờ người ta cấm gắt, nghề này rủi ro nhiều lắm, một lần bị bắt là phạt mấy trăm ngàn. Nhiều người cũng nghỉ chạy rồi nên khách nhiều mà xe ít. Giờ giá mỗi cuốc xe cao lắm, một cuốc độ 5 km phải từ 200.000 đến 250.000 đồng mới chạy”.

Tùng Nguyên – Cát Minh

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm