1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

Xã “đu dây vượt sông” giữa thủ đô Hà Nội

(Dân trí) - Chẳng phải ở đâu xa trung tâm thủ đô Hà Nội, ngay xã Mỹ Hưng, huyện Thanh Oai, hàng ngày người dân vẫn phải “đu dây” qua con sông Nhuệ ô nhiễm, hôi thối.

Chuyện tưởng chừng như là “chuyện lạ” với nhiều người dân thủ đô nhưng lại là sự thật 100% đang diễn ra hàng ngày ở xã Mỹ Hưng, huyện Thanh Oai, Hà Nội - nơi có con sông Nhuệ ô nhiễm bốc mùi hôi thối nồng nặc chảy qua.


Không có cầu, mỗi khi muốn qua sông, người dân xã Mỹ Hưng phải đi trên chiếc thuyền nhỏ, cũ nát, vá chằng vá chịt. Để “lái thuyền”, một người phụ nữ bám theo sợi dây thừng to hơn ngón tay chăng ngang con sông. Đã rất nhiều năm nay, hàng nghìn lượt người, xe vẫn vượt sông bằng cái cách nghe qua như thể chỉ còn tồn tại ở vùng quê nghèo xa xôi nào đó.
 
“Ngày bình thường có tổng cộng 4 người ở hai bên bờ canh sẵn, kéo thuyền khi có người có nhu cầu qua sông. Vào ngày cuối tuần, người đi lại ít hơn nên chỉ có một người trực để kéo thuyền”, người “đu dây” đẩy thuyền cho biết.

Đu dây vượt sông giữa thủ đô Hà Nội
"Đu dây" vượt sông giữa thủ đô Hà Nội

Bất kể mùa khô hay những hôm mưa to gió lớn, người dân xã Mỹ Hưng đều sang sông bằng con thuyền cũ nát ấy. “Mùa khô còn đỡ chứ mùa mưa thì khổ lắm. Có người đi xe máy từ trên xuống còn phi qua cả thuyền ngã xuống sông vì trơn quá. Việc di chuyển qua cái thuyền cũ nát ấy rất bất tiện”, bà Nhung, một người dân ở xã Mỹ Hưng cho biết.

Thực tế cũng có một con đường khác để qua sông. Đó là đi đường vòng (không qua đò), xa chừng hơn 20km, trong khi nếu đi thuyền chỉ mất 5km. Chính vì vậy, phương án vượt sông bằng con đò cũ nát đu dây kia đối với nhiều người dân xã Mỹ Hưng vẫn là phương án tối ưu.

Người dân ở đây mong mỏi 1 cây cầu để thoát cảnh đánh đu với tử thần này lâu lắm rồi chú ạ
Người dân ở đây mong mỏi 1 cây cầu để thoát cảnh đánh đu với tử thần này lâu lắm rồi chú ạ

"Người dân ở đây mong mỏi 1 cây cầu để thoát cảnh "đánh đu với tử thần" này lâu lắm rồi chú ạ"

Theo những người dân nơi đây, chuyện lật đò xảy ra nhiều như cơm bữa. Thế nhưng để tiết kiệm một đoạn đường dài, chẳng mấy ai màng đến sự nguy hiểm… “Người dân ở đây mong mỏi 1 cây cầu để thoát khỏi cảnh "đánh đu với tử thần" này lâu lắm rồi chú ạ. Chẳng biết đến bao giờ mới có cầu nữa. Tôi từng bị ngã gãy xương vai khi đi thuyền bên này sang bên kia nên giờ sợ không dám đi nữa rồi. Có việc gì đành cắn răng đi vòng rất xa để sang bên kia sông thôi”, bà Nhung ngao ngán.

Yên Thái