1. Dòng sự kiện:
  2. Thành phố Thủ Đức
  3. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định

Vụ nổ làm 11 người chết: Ai có trách nhiệm bồi thường?

(Dân trí) - Sau vụ nổ kinh hoàng tại nhà ông "Phương khói lửa" làm 11 người chết, một vấn đề đặt ra là, khi người gây ra đại họa và cả gia đình ông đều đã tử vong, ai là người chịu trách nhiệm bồi thường cho những nạn nhân bị liên lụy?<br><a href='http://dantri.com.vn/event-2159/o-kinh-hoang-khien-11-nguoi-tu-vong.htm'><b>&nbsp;>>&nbsp;Nổ kinh hoàng khiến 11 người tử vong</b></a>

Những ngày qua, vụ nổ tại nhà kho chứa đạo cụ ở hẻm 348 Nam Kỳ Khởi Nghĩa (Q.3, TPHCM) của chuyên gia khói lửa phim trường Lê Minh Phương làm 11 người chết vẫn chưa lắng xuống khi các vấn đề về bồi thường thiệt hại cho các nạn nhân còn bỏ ngỏ. Thân nhân của những nạn nhân tử vong bày tỏ sự lo lắng khi người gây ra đại họa và gia đình ông đều đã chết, họ có được bồi thường thiệt hại hay không? Nếu có thì ai sẽ bồi thường?

Nạn nhân vẫn được bồi thường

Theo luật sư Nguyễn Thành Công, Giám đốc Đông Phương Luật, Đoàn luật sư TPHCM, nguyên nhân vụ cháy nổ xuất phát từ số vật liệu nổ, vũ khí mà ông Phương tích luỹ được. Ông Phương đã chết nên bản thân ông không còn trách nhiệm hình sự (TNHS) dù hậu quả từ hành vi tàng trữ, sử dụng, mua bán... là rất lớn. Tuy nhiên phía CQĐT vẫn khởi tố vụ án nhằm làm rõ sự liên quan của những người khác cũng như phần nào xác định trách nhiệm dân sự do hành vi nguy hiểm cho xã hội đó của ông Phương gây ra.

Trường hợp CQĐT xác định được những người cung cấp vũ khí, khí tài, chất nổ trái phép cho ông Phương thì những người này sẽ bị khởi tố về hành vi liên quan đến các nhóm tội về chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, vật liệu nổ, vũ khí thô sơ tại các Điều 230, 232, 233 BLHS ở vai trò đồng phạm.

Về trách nhiệm dân sự (TNDS), Điều 604 Bộ Luật Dân sự năm 2005 quy định: “Người nào do lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Trường hợp pháp luật có quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó”. Do đó, trong trường hợp cháy nổ của Phương khói lửa, người gây thiệt hại phải bồi thường cho gia đình các nạn nhân.
 
Nạn nhân bị liên lụy trong vụ Phương khói lửa vẫn được bồi thường

Nạn nhân bị liên lụy trong vụ Phương khói lửa vẫn được bồi thường

Theo các cơ quan chức năng nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn này có thể là do một lượng lớn thuốc pháo chứa trong nhà ông Phương. Như vậy, trách nhiệm bồi thường trong vụ án này thuộc trường hợp bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Cụ thể là do chất nổ, chất cháy gây nên.

Theo khoản 2,3 Điều 623 Bộ Luật Dân sự năm 2005 quy định thì chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, ngay cả khi không có lỗi. Trừ các trường hợp: thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại; thiệt hại trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết. Tuy nhiên, trường hợp này không thuộc các sự kiện bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết được quy định tại khoản 1 Điều 161 Bộ Luật Dân sự năm 2005 và Khoản 1 Điều 16 Bộ Luật Hình sự 1999 (Sửa đổi bổ sung năm 2009). Do vậy, chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại có gia đình các nạn nhân ngay cả khi không có lỗi.

Trong khi đó, dưới góc độ là một chuyên gia về bảo hiểm, ông Trần Tam Phúc, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm AAA cho rằng, trong trường hợp này những nạn nhân vẫn được bồi thường, tuy nhiên mức độ bồi thường tùy thuộc vào từng loại bảo hiểm.

Theo đó, những nạn nhân đã tử vong hay bị thương nếu có bảo hiểm thì sẽ được bảo hiểm, nếu công ty bảo hiểm được yêu cầu bảo hiểm con người. Phí bảo hiểm dao động từ 28.000 đồng/năm với số tiền bảo hiểm tối đa 10 triệu đồng hoặc phí bảo hiểm đến vài triệu đồng hay nhiều hơn, tùy vào mức trách nhiệm và quyền lợi được yêu cầu.

Trong trường hợp có tham gia bảo hiểm sinh mạng/thương tật do tai nạn, công ty bảo hiểm sẽ chi trả đến hết hạn mức/đến số tiền cao nhất mà hai bên đã thỏa thuận và được qui định cụ thể trong hợp đồng bảo hiểm. Ví dụ hợp đồng bảo hiểm qui định bồi thường 100 triệu đồng trong trường hơp tử vong do tai nạn thì công ty bảo hiểm sẽ bồi thường đến 100 triệu đồng nếu người tham gia chết do tai nạn.

Ai có trách nhiệm bồi thường?

Luật sư Nguyễn Thành Công cho rằng, trong vụ cháy nổ này, cần xác định rõ ai là chủ sở hữu hoặc là người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng các chất nổ, chất cháy này? Ông Phương mua các chất này với tư cách cá nhân hay pháp nhân (Công ty Lạc Việt)? Nếu ông Phương mua với tư cách pháp nhân thì việc ông Phương được giao chiếm hữu, sử dụng có đúng quy định của pháp luật không? Khi đó sẽ xác định được người có trách nhiệm bồi thường. Nếu ông Phương mua các chất nổ, chất cháy này với tư cách cá nhân hoặc với tư cách pháp nhân nhưng ông Phương được công ty giao chiếm hữu, sử dụng theo đúng quy định pháp luật, thì ông Phương là chủ sở hữu. Như vậy ông Phương là người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho gia đình các nạn nhân.

Nếu ông Phương mua các chất cháy, chất nổ này với tư cách pháp nhân và việc ông Phương được công ty giao chiếm hữu, sử dụng không đúng quy định của pháp luật thì công ty Lạc Việt là chủ sở hữu các chất nổ, chất cháy này có trách nhiệm bồi thường cho gia đình các nạn nhân.

Nạn nhân bị liên lụy trong vụ Phương khói lửa vẫn được bồi thường

Luật sư Nguyễn Thành Công cho rằng, người thân còn lại của ông Phương theo hàng thừa kế có trách nhiệm bội thường trên số tài sản còn lại

Phạm vi bồi thường là toàn bộ các thiệt hại về người (ngoài gia đình ông Phương), căn nhà ông thuê và các nhà lân cận cùng các tài sản bị hư hại ngoài các tài sản thuộc quyền sở hữu của gia đình ông Phương.

Nguồn tài sản sử dụng để bồi thường là phần di sản của ông Phương. Hiện nay ông Phương và toàn bộ gia đình (vợ, con) đều đã qua đời nên hàng thừa kế thứ nhất của ông sẽ là Cha Mẹ ruột (hoặc các hàng thừa kế thứ 2, 3) sẽ nhận phần thừa kế này để thực hiện việc bồi thường thiệt hại. Trường hợp phần bồi thường vượt quá số di sản để lại thì chỉ thanh toán đến hết phần di sản này mà thôi (Đ.637, 674, 683 BLDS).

“Nếu các căn nhà, tài sản của những người khác ngoài gia đình ông Phương bị thiệt hại mà có mua bảo hiểm cháy, nổ thì sẽ được cơ quan bảo hiểm đền bù tương ứng. Tất nhiên, bảo hiểm sau đó sẽ yêu cầu người quản lý di sản của ông Phương thanh toán lại”, luật sư Nguyễn Thành Công nói.

Công Quang

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm