1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

Vinashin hay “Vinachia” thỏa hiệp đen bòn rút tài sản

“Vinashin đã là thảm họa. Nhưng nguồn gốc thảm họa là Vinacho, và bên cạnh là Vinachia. Đấy là sự thỏa hiệp ngầm, thỏa hiệp đen để bòn rút tài sản của nhà nước” - ĐBQH Dương Trung Quốc trao đổi giờ giải lao phiên họp QH ngày 31/10.

Video ông Dương Trung Quốc trả lời phỏng vấn.
 
Trao đổi về công tác phòng, chống tham nhũng, ĐBQH Dương Trung Quốc cho rằng, tham nhũng liên quan đến công quỹ của nhà nước nên sẽ không xảy ra ở những lĩnh vực khác.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

 

 

“Nó giống như một bệnh dịch. Ai là người có liên quan đến ngân sách tài sản của nhà nước? Là cán bộ công chức, những người có quyền định đoạt, những cán bộ mà quy định trước hết là phải là đảng viên. Tôi từng nói cuộc đấu tranh chống tham nhũng trước hết là cuộc đấu tranh bảo vệ Đảng. Nếu ý thức được chuyện đó, nó không chỉ là sự sống còn của quốc gia mà sự sống còn của chính Đảng”.

 

Ông Quốc nêu câu hỏi: Một tổ chức chính trị có nhiều cơ sở nền tảng để giải quyết vấn đề nhưng tại sao cho đến bây giờ vẫn chưa giải quyết, thực hiện?

 

“Một người không có chức quyền hay là ở những doanh nghiệp tư nhân chỉ có thể là ăn cắp thôi, chứ họ không thể tham ô tài sản nhà nước. Tôi nghĩ rằng những gì đang diễn ra là do chúng ta buông lỏng”.

 

Con voi đi qua lỗ kim?

 

Cụ thể ở vụ Vinashin, ông nhìn nhận thế nào?

 

Như người ta nói không phải con voi đi qua lỗ kim, chắc chắn chúng ta không chỉ quy kết vào một vài nhân vật chịu trách nhiệm trực tiếp. Nó là cả một cơ chế bảo vệ. Và cơ chế là sự chia sẻ những lợi ích xã hội.

 

Cho nên người ta hay nói vui như thế này: Vinashin đã là thảm họa. Nhưng nguồn gốc thảm họa là "Vinacho", và bên cạnh là "Vinachia". Chia như thế nào? Đấy là sự thỏa hiệp ngầm, thỏa hiệp đen để bòn rút cái tài sản nhà nước.

 

Tôi cho đó chính là con bạch tuộc xuất hiện trong xã hội hiện đại. Cơ chế là cơ sở để giải quyết một cách căn bản nhất. Đã có thời kỳ tôi phát biểu và báo chí còn rút tít là “đấu tranh lên địa trận cuối cùng”.

 

Không bảo vệ, không chống tham nhũng thì không bảo vệ được Đảng. Nếu nhận thức được chuyện đó, Đảng phải thẳng tay, trước hết phải bảo vệ tổ chức chính trị của mình, cũng là đóng góp bảo vệ cho cái sự nghiệp chung thì tôi tin hoàn toàn làm được.

 

Ông có bất ngờ khi số tiền tham nhũng vượt quá nửa giá trị của vụ nổi?

 

Tôi cũng bất ngờ. Một trong những chức năng quan trọng nhất của Quốc hội, nước nào cũng vậy, là gìn giữ tài sản quốc gia thông qua ngân sách. Ngân sách là tiền nhân dân giao cho QH chứ không phải giao cho Chính phủ.

 

Còn QH giao cho Chính phủ bằng luật pháp, bằng giám sát, bằng những nghị quyết và quan trọng phải giám sát. Một ĐBQH không làm được trách nhiệm của mình để thất thoát tiền bạc thì người dân không bầu người đó làm đại biểu nữa. Ngược lại QH phải có đủ quyền để đặt chế tài với chính phủ.

 

Đánh giá của ông về tham nhũng trong kinh tế xã hội?

 

Đương nhiên, trước hết ta hiểu nó là sự thất thoát tài sản, tạo ra những sự bất công xã hội, đặc biệt là tạo ra mất lòng tin của xã hội. Tôi mong bài toán kinh tế đòi hỏi phải nâng trần lãi suất, phải phát hành thêm trái phiếu chính phủ để Chính phủ có điều kiện giải quyết những vấn đề. Đó có thể là bài toán cần thiết.

 

Nhưng tôi rất mong muốn QH lần này có một cam kết với Chính phủ, coi như hợp đồng cho Chính phủ, tôi giao cho anh món tiền anh làm được thì sao, mà anh không làm được thì như thế nào. Tôi nghĩ Thủ tướng nên lên hứa rằng chúng tôi sẽ thực hiện hiệu quả các giải pháp kinh tế này, không được thì sao, phải nói rõ ràng.

 

Ông có tin chống tham nhũng sẽ thành công?

 

Có thành công hay không tùy theo những người có trách nhiệm có thực sự chống tham nhũng hay không.

 

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Lên án hối lộ

 

Triển khai minh bạch tại các cơ quan công quyền, để người dân giám sát thông qua thủ tục hành chính và cải cách hành chính. Đi liền là đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp nhà nước, đẩy mạnh lộ trình cổ phần hóa doanh nghiệp.

 

Bên cạnh đó tuyên truyền văn hóa phòng chống tham nhũng. Coi hối lộ tiêu cực không những là loại tội phạm mà đồng thời phải lên án, phê phán. Đặc biệt khi phát hiện tham nhũng và điều tra, truy tố, xử lý kiên quyết nghiêm khắc nhất để răn đe, ngăn ngừa có hiệu quả cái việc mà tham nhũng có thể xảy ra.

 

Theo T.Lý - X.Quý - L.A.Dũng - H.Nhì
 VietNamnet
 
Tỷ phú Buffett và những lời đồn quanh núi tiền mặt 40 tỷ USD