1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM

Việt Nam kiện Trung Quốc về “tội” gì?

(Dân trí) – Đưa ra yêu sách đường lưỡi bò (đường 9 đoạn), rồi đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào sâu vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam và đâm hỏng tàu của lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam... Trước hàng loạt hành vi vi phạm, Việt Nam sẽ kiện Trung Quốc “tội” gì?

Chiều nay 25/6, đại diện Hội Luật gia Việt Nam có cuộc trao đổi với báo chí về việc thời gian qua, tàu Trung Quốc đã đâm hỏng tàu của ngư dân Việt Nam, ngư dân cũng có nguyện vọng muốn chuẩn bị hồ sơ pháp lý để kiện, Hội Luật gia có sẽ hỗ trợ pháp lý cụ thể đối với ngư dân.

Ông Nguyễn Văn Quyền, Phó Chủ tịch Hội luật gia Việt Nam cho biết, sau vụ tàu Trung Quốc đâm hỏng tàu cá của VN, hiện nay Hội nghề cá Đà Nẵng đã chuyển cho cơ quanĠủy quyền khởi kiện về việc này. Về mặt pháp lý, nếu nhận được yêu cầu từ các ngư dân, Hội Luật gia sẽ hỗ trợ. Cái khó nhất trong việc tiến hành kiện Trung Quốc là xác định chủ thể vi phạm trong việc đâm chìm tàu cá.



Tàŵ Trung Quốc điên cuồng tấn công đâm thẳng vào tàu thực thi pháp luật của Việt Nam.

"Nếu chúng ta khởi kiện theo tư cách cá nhân của chủ tàu thì quy trình cũng khác với việc kiện giữa hai quốc gia vì việc này nằm trong vùng đặc quŹền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam thì có thể kiện lên tòa án của Việt Nam. Các cơ quan tư pháp của Việt Nam hoàn toàn có quyền xử lý việc này" - ông Quyền nói.

Liên quan đến khâu chuẩn bị của Việt Nam về mặt pháp lý khi khởi kiện Ųa tòa ánh quốc tế, cách đây 2 ngày, Việt Nam đã ký hiệp định hợp tác với tòa trọng tài quốc tế (PCA). Ý nghĩa của việc hợp tác này và hiệu quả đối với việc Việt Nam chuẩn bị kiện, thưa ông?

Việc kiện ra tòa trọng tài quốc tế PCA ở phạm vi ŧiải quyết tranh chấp về kinh tế, còn việc vi phạm chủ quyền biển đảo thì phải kiện ra các tổ chức quốc tế giải quyết về tranh chấp lãnh thổ và quyền con người.

PCA thụ lý vụ kiện của Philippines, VN cũng tham gia PCA thì liệu có tìm được ţơ hội nào để khởi kiện tại tòa này?

Tòa trọng tài thường trực quốc tế là một thiết chế để giải quyết các tranh chấp quốc tế mà Philippines đang sử dụng. VN đã gia nhập thành viên của PCA. Đây chính là bước chuẩn bị từ rất sớm nên nếu thấyĠcần thiết thì ta cũng có thể đưa vụ việc ra tòa trọng tài này để kiện theo cách của nhiều nước đã làm.

Hội Luật gia với hơn 46.000 hội viên yêu nước sẵn sàng cùng nhà nước thực hiện mọi biện pháp để đòi lại chủ quyền.

Hội Luật giš có bao giờ gửi các văn bản tư vấn cho Chính phủ về việc nên hay không nên kiện Trung Quốc và kiện thì có những lợi ích, mất mát gì?

Việc tham mưu với Chính phủ chúng tôi đã tính đến nhưng hiện nay chúng ta đang áp dụng biện pháp đàm phánĠhòa bình. Đến thời điểm bất đắc dĩ không thể đàm phán thì chúng tôi sẽ đề nghị Chính phủ đưa vấn đề này ra tòa án quốc tế.

Đưa ra yêu sách đường lưỡi bò (đường 9 đoạn), rồi đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào sâu vùng đặc quyền kinh tế, thềmĠlục địa của Việt Nam, đâm hỏng tàu của lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam... Những hành động của Trung Quốc kể không hết “tội”. Vậy Việt Nam nên kiện Trung Quốc “tội” gì?

Trước hết nên kiện việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép troŮg vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam cũng như kiện việc Trung Quốc đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Còn nếu kiện về chuyện đường lưỡi bò thì phải thông qua các cơ quan trọng tài quốc tế, pŨải thông qua đàm phán đa phương.

Trung Quốc hung hăng dàn trận tấn công, phun vòi rồng tàu thực thi pháp luật của Việt Nam.Ģ><br><br><span style=
Trung Quốc hung hăng dàn trận tấn công, phun vòi rồng tàu thực thi pháp luật của Việt Nam.

Tham mưu cho Chính phủ, ông cho rằng Việt Nam nên chọn cách nào, đưa vụ việc ra cùng vụ kiện của Philippines hay đưa độc lập?

Mỗi cách làm đều có lợi thế và khó khăn riêng. Đến lúc cần thiết thì chúng tôi sẽ tham mưu với Chính phủ phương án thiết thực nhất.

Với câu hỏi, có cảnh báo không chính thức là Việt Nam kiện Trung Quốc thì Trung Quốc cũng có thể kiện lại Việt Nam. Nếu đúng như thế thì ông đánh giá thế nào về khả năng cạnh tranh giữa hai nước, ông Lê Minh Tâm, Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam Ŵrả lời: "Công lý là giá trị lớn mà tất cả quốc gia tiến bộ và nhân dân các nước đều hướng tới. Trong trường hợp này, đó là lời cảnh báo. Còn chúng ta luôn vững vàng niềm tin chúng ta có công lý. Không những chúng ta, mà Hội Luật gia Dân chủ Quốc tế là đại diện của hơn 100 nước thành viên cũng đã lên tiếng ủng hộ việc này. Nếu chúng ta vững về mặt pháp lý, được sự ủng hộ của quốc tế, lại phù hợp với đạo lý chung, vì thế, Việt Nam đang ở 1 vị thế mà chúng tôi tin rằng, nếu kiện nhất định chúng ta sẽ thắŮg".

Tuấn Hợp(ghi)