“Tuyên dương Hà Nội sạch không phải theo nghĩa thông thường”
(Dân trí) - “Nếu nói rằng Hà Nội có chỗ này, chỗ kia bẩn thì bất cứ thành phố nào cũng có. Chúng tôi tuyên dương Hà Nội “sạch” không phải theo nghĩa thông thường mà muốn phát động một phong trào”, GS.TS Nguyễn Lân, Tổng thư ký Hiệp hội các đô thị Việt Nam, chia sẻ.
Nếu nói rằng Hà Nội có chỗ này, chỗ kia bẩn thì bất cứ thành phố nào cũng có. Tôi cũng đã đi nhiều nơi và thấy kể cả các thành phố tiêu biểu là sạch trên thế giới cũng có thể tìm thấy chỗ bẩn…
Chúng tôi tuyên dương Hà Nội “sạch” không phải theo nghĩa thông thường mà muốn phát động một phong trào. Đây chỉ là tuyên dương trong phong trào đã có những hoạt động cho đô thị sạch sẽ.
Còn nếu như nói rằng “sạch” cần phải định lượng hóa (như mức độ ô nhiễm không khí bao nhiêu, mức độ bụi bao nhiêu, rồi nguồn nước nữa…) thì chưa chắc anh nào hơn anh nào.
Nhưng nếu đã nói là đô thị sạch thì ít nhất cũng phải để cho người dân có cảm giác sạch. Thực tế, hầu hết những người đang sinh sống ở Hà Nội và du khách luôn cảm thấy khó chịu vì mức độ nhiễm bẩn ở thủ đô?
Phương thức xét danh hiệu đô thị sạch lần này như thế nào thưa ông?
Chúng tôi không làm theo kiểu thông qua thông tin đại chúng để bình chọn mà lấy ý kiến của các ông Chủ tịch UBND thành phố (thuộc các đô thị) trong từng cụm để bình chọn và suy tôn.
Việc xét thi đua năm đô thị sạch 2009 dựa trên 12 tiêu chí và dành cho các đô thị hiện là thành viên của Hiệp hội các đô thị Việt Nam (cụ thể là có 90 đô thị thành viên). Các đô thị được chia làm 8 cụm để bình bầu, nhưng đợt xét lần này có 3 cụm không hoàn thành kịp trước thời hạn 8/11 (ngày đô thị Việt Nam). Đó là các cụm: Nam Trung Bộ, Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ. Chính vì vậy, việc xét chọn chắc chắn sẽ có sự thiếu sót của nhiều đô thị.
Hà Nội cùng với Bắc Ninh là hai đô thị thuộc cụm đồng bằng sông Hồng đã được bình chọn nhiều nhất thông qua đề xuất và biểu quyết. Theo tôi, sở dĩ Hà Nội được tuyên dương như vậy là do các thành viên trong cụm cũng đã thấy thủ đô có sự chuẩn bị hướng tới 1.000 năm Thăng Long, đã tổ chức xây dựng cho đô thị sạch sẽ hơn. Đây chỉ là tuyên dương trong phong trào thi đua.
Nói như vậy có thể hiểu là Hà Nội chỉ là đô thị sạch trong phong trào?
12 tiêu chí bình xét thi đua năm đô thị sạch 2009
- Toàn đô thị tổ chức lễ phát động thi đua và có ít nhất 80% số xã, phường, thị trấn tổ chức lễ phát động thi đua năm đô thị sạch
- Có nhiều hình thức, hoạt động tuyên truyền, cổ động cho phong trào thi đua.
- Có nhiều sáng kiến làm sạch đô thị
- Các đường phố được quét dọn sạch sẽ, toàn dân không vứt và đổ rác ra đường.
- Tỉ lệ thu thu gom và vận chuyển rác ra khỏi nội thành, nội thị hàng ngày đạt từ 80% khối lượng trở lên.
- Tỉ lệ xã, thị trấn có đội thu gom rác đạt từ 70% trở lên
- Số thùng rác đặt ở nơi công cộng trên 1.000 dân.
- Tỉ lệ đường nội thành, nội thị được nhựa hoá, bê tông hoá đạt từ 75% diện tích trở lên.
- Tỉ lệ đường thôn, lãng, xóm, ấp, bản được nhựa hoá hoặc bê tông hoá từ 60% diệntích trở lên.
- Tỷ lệ hè phố ở nội thành, nội thị được lát gạch hoặc bê tông hoá đạt từ 70% diện tích trở lên
- Tỷ lệ các doahnh nghiệp có xử lí nước thải đạt từ 50% trở lên
- Số các cơ sở sản xuất có ô nhiễm môi trường ở nội thành, nội thị có nội thị có ít nhất. |
Lan Hương