1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM

Vĩnh Phúc:

Tưng bừng lễ hội Chọi trâu cổ nhất Việt Nam

(Dân trí) - Lễ hội Chọi trâu Hải Lựu diễn ra trong hai ngày 16 và 17 tháng giêng âm lịch tại xã Hải Lựu (huyện Sông Lô). Năm nay, dù thời tiết oi bức và giá vé cao (30.000 đồng/người) nhưng ngay trước giờ các ông Cầu (trâu) vào sới, gần 6.000 du khách đã có mặt.

Theo lịch sử thì lễ hội Chọi trâu Hải Lựu có từ thế kỷ 2 trước công nguyên. Sau một thời gian dài không tổ chức, lễ hội đã được khôi phục vào năm 2002. Đây là lễ hội Chọi trâu giữ được nhiều nét tối cổ, nguyên sơ nhưng vẫn gồm hai phần chính: Phần lễ và phần hội.
 
Trong phần lễ, người dân trong xã dâng lễ lên Đền Hùng, cầu mong một năm làm ăn phát đạt. Ở phần hội, 25 ông Cầu, đại diện cho 19 thôn và các đoàn thể trong xã tham gia vào vòng đấu loại trực tiếp. Ba ông Cầu xuất sắc nhất được chọn vào vòng chung kết.
 
Sau nhiều tiếng đồng hồ thi đấu, cuối cùng ông Cầu mang số 16 của thôn Chiến Thắng đã giành chức quán quân.
 
Kết thúc lễ hội, các ông Cầu sẽ bị đem… làm thịt để bán cho du khách, giá thịt dao động từ 400.000 - 700.000 đồng, riêng ông Cầu vô địch có giá đến 1,5 triệu đồng/kg. Giá cao như vậy nhưng thịt của các ông Cầu vẫn được du khách mua hết ngay trong buổi sáng.
 
Những hình ảnh ấn tượng trong ngày chung kết Chọi trâu Hải Lựu.
 
Tưng bừng lễ hội Chọi trâu cổ nhất Việt Nam - 1
Khoảng 6.000 khán giả đứng chật kín khán đài trước giờ khai cuộc.
 
Tưng bừng lễ hội Chọi trâu cổ nhất Việt Nam - 2
Trâu được đưa vào sới chọi trong sự cổ vũ cuống nhiệt.
 
Tưng bừng lễ hội Chọi trâu cổ nhất Việt Nam - 3
 
Tưng bừng lễ hội Chọi trâu cổ nhất Việt Nam - 4
Các ông Cầu chọi nhau bằng nhiều miếng võ được chủ huấn luyện.
 
Tưng bừng lễ hội Chọi trâu cổ nhất Việt Nam - 5
Trận đấu được coi là kết thúc khi có một ông Cầu bỏ chạy.
 
Tưng bừng lễ hội Chọi trâu cổ nhất Việt Nam - 6
Khán giả háo hức theo dõi các ông Cầu thi đấu, nhiều người còn ghi lại hình ảnh.
 
Tưng bừng lễ hội Chọi trâu cổ nhất Việt Nam - 7
Lễ hội kết thúc bằng màn... bán thịt trâu. 
 
Phạm Hồng