1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

Tưng bừng lễ hạ nêu, kết thúc Tết Nguyên đán

(Dân trí) - Người xưa coi lễ hạ nêu là nghi thức kết thúc Tết Nguyên đán, mọi người trở lại nhịp sinh hoạt hàng ngày. Lăng Ông vẫn gìn giữ truyền thống này suốt 200 trăm năm nay, mỗi dịp tết đều dựng nêu, hạ nêu theo nghi thức truyền thống.

Tại TPHCM, Lăng Ông Lê Văn Duyệt (quận Bình Thạnh) là một trong rất ít nơi còn tổ chức lễ dựng nêu, lễ hạ nêu mỗi dịp Tết Nguyên đán. Tổng trấn Lê Văn Duyệt từ khi cai quản thành Gia Định đã chọn ngày mùng 7 tết là ngày hạ nêu (còn gọi là lễ khai hạ), kết thúc mọi hoạt động vui chơi tết, bắt đầu công việc thường ngày. 
 
Tưng bừng lễ hạ nêu, kết thúc Tết Nguyên đán
Đông đảo quan khách và đại diện chính quyền thành phố đến Lăng Ông đến Lăng ông dự lễ hạ nêu, lễ cầu an tại Lăng Ông vào mùng 7 tết (6/2/2014)
 
Tết nào cũng tham gia lễ hạ nêu tại Lăng Ông, Giáo sư Trần Văn Khê giải thích: "Cây nêu dựng lên để trừ tà ếm quỷ, ngày tết dựng nêu để giữ cửa không cho ma quỷ tới nhà, gia đình ăn tết bình yên. Hạ nêu để xả cái xui đi, để mọi việc năm mới được bắt đầu với sự may mắn, tốt lành".
 
Nếu lễ dựng nêu thực hiện vào ngày 30 tết thì lễ hạ nêu thường tổ chức từ mùng 5 đến mùng 7 tháng Giêng. Mọi công việc hàng ngày chỉ bắt đầu sau lễ này nên còn gọi là lễ khai hạ. Ngày nay, nhiều nơi không còn lễ hạ nêu nữa, tuy nhiên tại các gia đình Việt Nam nhất là những nơi kinh doanh, buôn bán, vào ngày mùng 7 tháng Giêng vẫn có cúng lễ, cầu buôn may bán đắt quanh năm.
 
Ban tế lễ cúng lạy quỷ thần, ngày tết đã hết xin phép hạ nêu
Ban tế lễ cúng lạy quỷ thần, ngày tết đã hết xin phép hạ nêu
 
Cây nêu hạ xuống phải đem vứt đi, không giữ lại trong nhà
Cây nêu hạ xuống phải đem vứt đi, không giữ lại trong nhà
Cây nêu hạ xuống phải đem vứt đi, không giữ lại trong nhà
 
Cây nêu hạ xuống phải đem vứt đi, không giữ lại trong nhà
Tại Lăng Ông, sau lễ hạ nêu là lễ cầu an quốc gia thịnh trị, nghi thức khai bút, khai ấn, lễ xây chầu và phục vụ hát bội

Cây nêu hạ xuống phải đem vứt đi, không giữ lại trong nhà
Bà Nguyễn Thị Thu Hà - Phó bí thư Quận ủy - Chủ tịch UBND Quận Bình Thạnh thực hiện nghi thức khai ấn

 Đây là hoạt động tín ngưỡng theo nghi thức truyền thống dân tộc, với ý nghĩa chấm dứt cuộc vui xuân, dân chúng tạ ơn trời đất, tổ tiên để trở lại công việc hàng ngày, cầu sự tốt lành cho một năm mới.
 
Hồng Nhung
Ảnh: Ngọc Hân