Tục thờ cá Ông và câu chuyện của ngư dân 2 lần được cá Ông cứu
(Dân trí) - Tục thờ cá Ông (cá voi) là một tín ngưỡng lâu đời của các ngư dân miền biển. Họ tin rằng, cá Ông chính là thần Nam Hải sẽ giúp đỡ và phù hộ cho ngư dân no ấm và an toàn trong mỗi chuyến ra khơi.
Ông Châu kể tiếp: “Từ hồi đó, thuyền tôi làm ăn khấm khá hẳn lên, đời sống gia đình cũng ổn định. Đặc biệt, nhờ cá Ông mà tôi đã thoát nạn hai lần”.
Lần thứ nhất là cách đây khoảng 20 năm. Khi đó, thuyền ông đánh cá ở bờ biển Chu Lai (Núi Thành), lúc đó trời tối chưa câu được gì, ông cho bạn thả neo ở độ sâu khoảng 27 sải tay, đêm về khuya trời đột nhiên trở gió chướng, con thuyền chòng chành trên mặt biển. Bỗng nhiên có hai con cá Ông lớn lặng lẽ tựa hai bên mạn thuyền dìu thuyền ông vào bờ để tránh gió. Lúc thuyền vào bờ an toàn, trời cũng vừa hửng sáng.
Câu chuyện lạ kỳ của ông Châu là điển hình cho lòng tin của những ngư dân vạn chài nhỏ bé trước biển khơi bao la “lành ít dữ nhiều”. Không rõ thực hư song từ lâu đời, tín ngưỡng thờ cá Ông đã trở thành một nét đẹp truyền thống của những ngư dân đi biển.
Theo tục lệ, dân chài ai phát hiện được cá voi mắc cạn thì có bổn phận chôn cất và để tang như để tang chính cha mẹ mình. Xác cá được đem tắm bằng rượu rồi liệm bằng vải đỏ và mai táng trong đụn cát gần biển. Sau 3-4 năm sau thì phải cải táng, thường vào dịp xuân sang hè, rồi đem cốt cho nhập lăng và tế chung. Đối với xương cá Ông to lớn thì dân làng sẽ chờ đủ 3 năm cho xương cốt rã ra rồi mới đem vào hòm để đưa về làng thờ. Với trường hợp cá nhỏ, người ta sẽ cho trực tiếp vào hòm và đem về thờ. Khi tế cá thì dân làng cũng cúng các vong hồn ngư dân chết ngoài biển. Tế xong thì có các mục mua vui như hát "chèo ghe", đua thuyền thúng, kéo co, hát tuồng cùng các trò khác. |
Công Bính